Tầm quan trọng của cử chỉ điệu bộ và NNKH đối với sự phát triển tâm lý trẻ

Tầm quan trọng của cử chỉ điệu bộ và NNKH đối với sự phát triển tâm lý trẻ

  1. -One Hwang, TS. Melissa Herzig, TS. Carol Padden

Những phát hiện chính về tầm quan trọng của cử chỉ điệu bộ (gọi tắt là cử chỉ) trong tâm lí trẻ

  • Cử chỉ cho biết những thông tin không có trong ngôn ngữ đối với cả trẻ Điếc và trẻ nghe nói bình thường.
  • Cử chỉ xuất hiện trong ngôn ngữ ký hiệu, tuy nhiên nó khác so với ngôn ngữ ký hiện.
  • Cử chỉ hỗ trợ hoạt động tư duy và học tập, đặc biệt ở môn toán và khoa học
  • Cử chỉ thường xuất hiện tại những mốc phát triển quan trọng của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ ký hiệu.
  • Cử chỉ có thể cho biết và ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng học.
  • Cử chỉ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển nhận thức và xã hội của trẻ Điếc và bình thường.

 

Cử chỉ điệu bộ là gì?

Cử chỉ điệu bộ xuất hiện trong cả cuộc đời con người từ lúc nhỏ tới lớn. Cử chỉ điệu bộ được quan sát thấy ở tất cả các nền văn hoá.1 Đối với trẻ Điếc, cử chỉ điệu bộ chính là những chuyển động tự nhiên của tay được dùng cùng với lời nói. Tại sao người ta dùng cử chỉ điệu bộ khi nói? Khi cử chỉ điệu bộ xuất hiện cùng lời nói, nó có thể được dùng để hỗ trợ hoạt động giao tiếp chẳng hạn như khi mô tả một cái gì đó thì cử chỉ là cần thiết, ví dụ vật gì đó cao hay rộng chừng nào. Nhưng cử chỉ điệu bộ cũng còn đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động tư duy và học tập.2

Đối với trẻ bình thường dùng lời nói, cử chỉ điệu bộ là cách tạo ra hình ảnh trong lúc nói, nhưng chúng ta cũng biết rằng cử chỉ điệu bộ không chỉ để phục vụ mục đích này. Khi nói chuyện điện thoại, người bình thường vẫn dùng cử chỉ điệu bộ ngay cả khi người ở đầu dây kia chỉ nghe thấy tiếng mình mà thôi.3 Người mù bẩm sinh liên tục sử dụng cử chỉ điệu bộ trong lúc trò chuyện.4 Từ những ví dụ này chúng ta thấy rằng cử chỉ điệu bộ thực hiện nhiều chức năng hơn là chỉ truyền đạt thông tin. Nó giúp tư duy và giải quyết vấn đề. Nếu người nói không được phép dùng cử chỉ điệu bộ (như để tay ra sau bàn) độ trôi chảy trong lời nói của họ có thể bị giảm xuống.5 Nói chung, cử chỉ điệu bộ và ngôn ngữ là một phần của hệ thống giao tiếp tổng hợp và nó cung cấp cho ta chiếc cửa sổ nhìn vào xem con người suy nghĩ như thế nào.6

Vai trò của cử chỉ điệu bộ đối với sự phát triển nhận thức và xã hội

Theo cách tự nhiên, trẻ nhỏ rất chú ý tới các đồ vật và sự kiện ở xung quanh, thực hiện khám phá và tương tác. Trước khi có thể gọi tên một vật gì đó, một cử chỉ điệu bộ đơn giản như việc chỉ tay là những bước đi tiến tới việc sử dụng từ nói. Trẻ tham gia vào các trò chơi với nhau và với người lớn, mà ta gọi là “trò chơi biểu tượng” chẳng hạn như giả vờ là con vật hoặc cho búp bê ăn.13 Những hành động mang tính biểu tượng này phản ánh sự hình thành sơ đồ tâm thần

Cử chỉ điệu bộ có thể được sử dụng để định hướng sự chú ý của người khác đối với một đồ vật, hoặc duy trì sự chú ý của người khác với đồ vật đó. Việc sử dụng cử chỉ điệu bộ để gây chú ý hoặc duy trì sự chú ý có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển xã hội vì sự chú ý chung là nền tảng của việc học. Cha mẹ cố gắng giảng giải cho con về các đồ vật bằng cách chỉ tay, và họ cũng phản hồi lại cử chỉ điệu bộ của trẻ. Ví dụ, bố/mẹ có thể chỉ tay vào một con chim, nói từ “con chim” hoặc làm ký hiệu chỉ con chim, làm cử chỉ uốn lượn hai cánh tay như thể trẻ có thể bay giống con chim. Có thêm nhiều nghiên cứu mới cho biết sử dụng cử chỉ điệu bộ ở nhà có thể giúp trẻ phát triển vốn từ vựng rộng hơn vì nó chuyến khuyến khích trẻ hội thoại với cha mẹ với các nội dung phong phú hơn và do vậy khuyến khích các mối quan hệ xã hội.

Cử chỉ và sự phát triển ngôn ngữ

Ngoài nghiên cứu việc trẻ học khái niệm toán và khoa học như thế nào, cử chỉ có thể được dùng để kiểm tra sự phát triển ngôn ngữ. Trẻ sơ sinh dùng cử chỉ để giao tiếp trước khi chúng nói những từ đầu tiên.  Trẻ thường tạo ra một cử chỉ cho một đồ vật trước khi phát âm một từ cho đồ vật ấy. Ở trẻ Điếc, những cử chỉ đầu tiên có thể được sử dụng để dự đoán những kí hiệu ban đầu.  Cử chỉ đơn lẻ xuất hiện trước khi trẻ nói được câu đơn và sự kết hợp giữa cử chỉ và từ xuất hiện trước khi có sự kết hợp giữa từ và từ..  Các nhà khoa học nghiên cứu trẻ bình thường học ngôn ngữ ký hiệu Italia và ngôn ngữ nói Italia và phát hiện thấy rằng chúng kết hợp giữa cử chỉ và từ trước khi biết kết hợp ký hiệu và từ; điều này giống với phát triển về vai trò ban đầu của cử chỉ trong sự phát triển ngôn ngữ.38 Cử chỉ được dùng làm bước điệm cho việc lĩnh hội ngôn ngữ ở cả trẻ Điếc và trẻ bình thường.

Cử chỉ dường như có liên quan tới lượng từ vựng và có liên quan chặt chẽ với kĩ năng ngôn ngữ và khả năng học tập. Tại nhà của trẻ bình thường có vốn từ vựng lớn, các nhà khoa học phát hiện thấy có nhiều cử chỉ được trẻ và cha mẹ sử dụng hơn. Trong thí ngiệm để khuyến khích trẻ bình thường dùng ký hiệu, các nhà khoa học phát hiện thấy rằng khi trẻ dùng nhiều ký hiệu hơn, trẻ cũng dùng nhiều từ hơn khi giao tiếp với cha mẹ. Cử chỉ có thể dọn đường cho sự phát triển ngôn ngữ, ngược lại nó có thể làm nền tảng cho việc học và phát triển các mối quan hệ xã hội trong suốt cuộc đời.

Việc không sử dụng hoặc ít sử dụng cử chỉ điệu bộ ở trẻ nhỏ có thể cho biết những vấn đề tiềm năng đối với sự phát triển ngôn ngữ. Vì cử chỉ thường dự báo trước mốc phát triển ngôn ngữ, nếu cha mẹ và giáo viên có thể nhận ra những chậm chễ trong sử dụng cử chỉ, họ có thể phát các rủi ro về sự khiếm khuyết ngôn ngữ và rối loạn phổ tự kỉ từ rất sớm.

Ý nghĩa của cử chỉ điệu bộ đối với cha mẹ và thầy cô giáo

Các động tác chỉ tay có vai trò quan trọng đối với sự phát triển ngôn ngữ kí hiệu. Cha mẹ nên sử dụng các cử chỉ này bất kì khi nào phù hợp, chẳng hạn như khi sử dụng ký hiệu mới và để giải thích sự việc. Động tác chỉ tay gắn ngôn ngữ với môi trường, nó giúp người lớn và trẻ nhỏ giao tiếp hiệu quả. Cha mẹ cũng nên đáp lại những động tác chỉ tay mà con sử dụng và dùng động tác này của con để hướng dẫn khởi động và duy trì việc trò chuyện với con.

Không cần thiết phải học cách làm cử chỉ; việc quan trọng hơn đó là cho phép cử chỉ xuất hiện tự nhiên. Cử chỉ tăng lên về chi tiết một cách tự nhiên khi chủ đều chuyển sang các ý tưởng phức tạp về không gian. Nhưng cử chỉ xuất hiện ngay cả trong những trao đổi bình thường hàng ngày.

Khi dạy toán và khoa học, giáo viên nên cố gắng đứng ở một ví trị ý tưởng để chỉ và dùng các cử chỉ khác trong khi giải thích các khái niệm trước bảng hoặc khi tương tác với đồ vật cơ học trong thế giới.

Trẻ nghe kém đang học ngôn ngữ nói cần được khuyến khích dùng cử chỉ. Đồng thời, người lớn giao tiếp với trẻ Điếc và nghễnh ngãng không nên hạn chế sử dụng cử chỉ. Cử chỉ nên được sử dụng một cách tự nhiên với lời nói hoặc ký hiệu.

Mặc dù nghiên cứu về chủ đề tài này vẫn còn mới, nhưng cần thiết phải cảnh báo phiên dịch ngôn ngữ kí hiệu về tầm quan trọng của cử chỉ và khuyến khích chỉ tay tự nhiên hơn và cử chỉ điệu bộ trong khi dịch (chẳng hạn như chỉ tay lên bảng ở nơi mà giáo viên đang đứng hoặc chỉ tay vào đồ vật ở trên bảng).

Ngôn ngữ kí hiệu trong các hoạt động tương tác hàng ngày

Các hoạt động ngôn ngữ cùng con có thể trở thành một phần trong nếp sinh hoạt thường ngày của gia đình bạn. Bố mẹ thường nói chuyện với trẻ về những việc họ đang làm ngay cả khi trẻ chưa thực sự hiểu. Ví dụ, bố/mẹ có thể nói: “Bây giờ bố/mẹ đang chuẩn bị bữa trưa. Bố/em sẽ làm bánh sandwich. Bố/mẹ cần gì nhỉ? Bố/ẹm sẽ cần bánh mì và pho mát…” Bố mẹ có thể chủ động tạo ra những sự tương tác này tại nhà, trong lúc tắm, chuẩn bị bữa ăn, và ở cửa hàng rau (đặc biệt, nếu trẻ đang ngồi trên xe mua hàng và tạo ra được giao tiếp mắt). Bố mẹ có thể dùng những cơ hội này để làm ký hiệu với trẻ về môi trường ở xung quanh.

Học ngôn ngữ sẽ hiệu quả nhất thông qua trò chơi và khi nó tạo ra được ý nghĩa. Ví dụ, bố mẹ có thể muốn ra dấu về việc đi ra cửa hàng rau trước khi họ đi. Họ có t hể lập một danh mục nhỏ bằng cách cắt các hình ảnh từ một tờ rơi của cửa hàng và dán nó lên mẩu giấy. Tuỳ theo tuổi nên trẻ có thể cầm danh mục đó trong cửa hàng và cố gắng tìm ra các mục hàng hoá có trong tranh. Điều quan trọng là cần thiết lập sự giao tiếp mắt mắt và đảm bảo bạn lôi cuốn được sự chú ý của trẻ trước khi ra kí hiệu. Trẻ cũng có thể giúp bạn bằng cách đặt danh mục vào túi và bố/mẹ có thể giúp trẻ đếm số hàng đặt vào túi. Khi về nhà, trẻ có thể giúp bố mẹ nhấc các hàng hoá ra. Dưới đây là một số gợi ý khác:

  • Khi giới thiệu một trò chơi mới hay một đồ chơi mới cho trẻ, bạn nên để trẻ khám phá đồ chơi/trò chơi đó. Nếu trò chơi có nhiều linh kiện và trẻ muốn chạm tay vào và chơi các linh kiện đó trước khi học cách chơi. Điều này là hoàn toàn tư nhiên; trẻ sẽ cần khám phá và thoả mãn trí tò mò trước sẵn sàng chú ý lắng nghe cách chơi. Khi sự háo hức của trẻ đã được thoả mãn, cha mẹ có thể chủ động và chơi hoặc đọc sách.
  • Cùng xem sách là môt hoạt động phổ biến cho bố mẹ và con cái. Đối với trẻ (từ 12-24 tháng), tốt nhất là sử dụng một kí hiệu hoặc các cụm ký hiệu ngắn. Chỉ tay vào bức tranh là điều rất quan trọng; đảm bảo rằng trẻ nhìn bức tranh rồi giao tiếp mắt mắt với bạn để thấy ký hiệu. Để trẻ ngồi ở tuổi này có thể khó vì vậy đối với hoạt động này có thể thử dùng một chiếc ghế chẳng hạn như ghế đẩy hoặc ghế cao.
  • Ngoài cách gọi tên đồ vật và người quen, trẻ có thể học những điều đối lập như là một phần của ngôn ngữ ví dụ: lên/xuống, trong/ngoài, to/nhỏ. Những khái niệm này có thể được dạy trong một trò chơi nhưng có thể được tích hợp ngay trong cuộc sống thường ngày. Khi đi lên cầu thang hoặc đi thang cuốn, dùng ký hiệu “lên” hoặc “xuống”. Khi bỏ các túi rau hoặc cởi quần áo, làm ký hiệu “tách rời” hoặc “cởi giầy”.
  • Thực hiện luân phiên là một khía cạnh xã hội quan trọng trong sự phát triển ngôn ngữ. Khi chơi, nên làm kí hiệu “lượt tôi” và “lượt bạn” rõ ràng. Điều này giúp tạo ra nền tảng cho việc thực hiện luân phiên trong giao tiếp.
  • Các trò chơi sử dụng quy tắc trốn và tìm thường tạo ra niềm vui lớn đối với trẻ nhỏ. Cha mẹ và trẻ có thể thực hiện luân phiên dấu đồ vật quen thuộc. Nên làm cho đồ vật trở nên dễ dàng phát hiện. Trẻ có thể che mắt trong khi bố/mẹ dấu đồ vật. Khi đồ vật được dấu bố/mẹ vỗ nhẹ vào vai và làm ký hiệu hỏi: “Đồ chơi đâu rồi?” Trẻ sẽ tìm đồ chơi và khi trẻ tìm thấy đồ chơi bố/mẹ có thể ra ký hiệu: “Con tìm thấy rồi!” Sau đó, trẻ có thể dấu đồ vật và cứ tiếp tục.

Các trò chơi có kết quả ngay đối với trẻ thường rất lôi cuốn và tạo được nhiều niềm vui. Đó là các trò chơi mà trẻ có thể dịch chuyển chi tiết (chẳng hạn như ô tô hoặc con giống), hoặc có cái gì đó rơi khi đến lượt trẻ (như xếp hình hoặc kết vòng). Những trò chơi bảng đơn giản cũng rất tốt cho việc thực hiện luân phiên và học cách kết hợp màu và số.

Khi chơi với trẻ nhỏ, việc thực hiện theo quy tắc chơi không thật quan trọng. Đôi khi, trẻ sẽ muốn chơi theo cách mới. Đây có thể là cơ hội tuyệt vời để củng cố tư duy và năng lực sáng tạo của trẻ.

Đối với trẻ nhỏ, trò chơi hay câu chuyện chỉ nên kéo dài vài phút. Vì quãng thời gian chú ý của trẻ sẽ cải thiện (nó có thể kéo dài khi trẻ học được thêm kí hiệu và ngôn ngữ), trẻ sẽ có thể tham gia trò chơi và cùng đọc sách trong thời gian dài hơn.

Với bất kì trò chơi, đồ chơi, hay câu chuyện nào mục đích chính vẫn là giao tiếp. Chừng nào còn có cơ hội làm mẫu về ngôn ngữ kí hiệu theo cách vui và ý nghĩa thì sự tương tác sẽ còn thành công.

Ý nghĩa của ngôn ngữ kí hiệu đối với bố mẹ và thầy cô giáo

Với sự phát triển của thông tin ngày càng chính xác hơn về quá trình lĩnh hội tự nhiên ngôn ngữ kí hiệu Mĩ, chúng ta sẽ có thông tin rõ ràng hơn để hướng dẫn cho bố mẹ nhằm hỗ trợ sự phát triển ngôn ngữ của trẻ Điếc.

Có ba điểm cơ bả mà chúng ta có thể học được từ các nghiên cứu hiện nay, đó là:

  1. Những điểm tương đồng giữa sự lĩnh hội ngôn ngữ ký hiệu và nói cho thấy rõ rằng cả hai ngôn ngữ được xử lý bởi não với cùng phương thức như nhau.
  2. Do ngôn ngữ ký hiệu và ngôn ngữ nói được xử lí theo cách giống nhau nên trẻ nhận được cùng loại tín hiệu để học ngôn ngữ kí hiệu. Điều này có nghĩa là nên tiếp cận sớm với ngôn ngữ phong phú và tương tác chất lượng cao với nhiều đối tác giao tiếp.
  3. Có cánh cửa sổ mở ra để tiếp cận sớm với ngôn ngữ mà bố mẹ của trẻ Điếc có thể tận dụng đó chính là học cách cùng tham gia bằng mắt, giao tiếp tích cực và tương tác để khuyến khích việc học NNKH.

Kiến thức chung về giáo dục trẻ điếc