Mô đun 6: HƯỚNG DẪN VÀ HỖ TRỢ GIA ĐÌNH TRẺ ĐIẾC TỪ 0- 3 tuổi (3)
(Tổng số: 60 tiết: 20 tiết lý thuyết – 40 tiết thực hành)
Bài 3: Kế hoạch hỗ trợ gia đình trẻ điếc từ 0 – 3 tuổi
I. Mục tiêu: Sau khi học xong học viên có khả năng:
- Viết được kế hoạch hỗ hoạch hỗ trợ gia đình trẻ và chuẩn bị bài dạy hàng ngày.
- Có kỹ năng tổng hợp, làm việc nhóm.
II. Thời gian: 15 tiết (Lý thuyết: 5 tiết – Thực hành: 10 tiết)
III. Phương tiện, đồ dùng dạy học
- Giấy Ao, giấy mầu, băng keo, kéo,…
IV.Nội dung
Giới thiệu: Để đảm bảo quy trình giáo dục trẻ điếc có hiệu quả chúng ta cần hoàn thành các bản kế hoạch giáo dục theo từng giai đoạn như sau:
Trẻ 0 – 3 tuổi | Trẻ 3 – 6 tuổi |
Kế hoạch Hỗ trợ Gia đình | Kế hoạch Giáo dục Cá nhân |
Kế hoạch Chủ đề tháng | Kế hoạch Chủ đề tháng |
Kế hoạch Chủ đề tuần | Kế hoạch Chủ đề tuần |
Kế hoạch bài dạy hàng ngày | Kế hoạch bài dạy hàng ngày |
- Kế hoạch Hỗ trợ gia đình và Kế hoạch Giáo dục cá nhân trong quá trình hỗ trợ trẻ điếc từ 0 – 6 tuổi. (2 tiết)
Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức liên quan đến việc lập kế hoạch hỗ trợ trẻ điếc
- Đọc tài liệu, xác định các công việc cần làm. (Phụ lục1)
- Thảo luận nhóm: chia lớp thành 3 nhóm.
Thông tin phản hồi cho hoạt động 1
Ôn lại các kiến thức sau (các nhóm nghiên cứu và trình bày)
- Nhóm 1- Modun 3: Sự phát triển và học tập của trẻ điếc từ 0 tuổi – 6 tuổi.
- Nhóm 2- Modun 5: Chương trình giáo dục Mầm non. Phần hai. Chương trình GD Nhà trẻ, trang 5 – 29 (không đọc phần nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe).
- Nhóm 3- Phần 3. Chương trình giáo dục Mẫu giáo, trang 14 – 72 (không đọc phần nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe)
Hoạt động 2: Tìm hiểu về Kế hoạch Hỗ trợ gia đình và Kế hoạch Giáo dục cá nhân. (2 tiết)
- Nghiên cứu tài liệu: Kế hoạch Hỗ trợ gia đình (HTGĐ) (Phụ lục 1) và Kế hoạch Giáo dục cá nhân (GDCN) (Phụ lục 2)
- Nhóm 4 người
Thông tin phản hồi cho hoạt động 2:
Trẻ điếc cũng như trẻ nghe, quá trình phát triển chương trình giáo dục đòi hỏi HDVNĐ phải liên tục: Lập kế hoạch -> Thực hiện-> Đánh giá -> Điều chỉnh -> Lập kế hoạch cho thời gian tiếp theo, để đáp ứng với nhu cầu học tập của trẻ. Việc học của trẻ có thể trở nên hiệu quả hơn, hấp dẫn hơn, đa dạng hơn và tiến bộ hơn nếu việc lập kế hoạch của HDVNĐ được thực hiện tốt.
- Kế hoạch Hỗ trợ gia đình: sử dụng để hỗ trợ gia đình trẻ điếc từ 0 – 3 tuổi
- Kế hoạch Giáo dục cá nhân: sử dụng để giáo dục trẻ điếc từ 3 – 6 tuổi.
Riêng đối với trẻ điếc, việc lập kế hoạch quan trọng hơn nhiều do đặc thù ngôn ngữ của trẻ. Trước khi vào học, bất kỳ trẻ điếc nào cũng được đánh giá nhu cầu, xác định khả năng giao tiếp và học tập, từ đó nhóm HTGĐ và cha mẹ trẻ sẽ xác định mục tiêu hỗ trợ, tiếp đó đặt ra kế hoạch hỗ trợ/ giáo dục phù hợp với từng trẻ. Kế hoạch này sẽ được tổ chức thực hiện, theo dõi, điều chỉnh theo định kỳ và lưu giữ trong suốt thời gian trẻ theo học.
Nhóm Hỗ trợ gia đình (HTGĐ) và cha mẹ/người chăm sóc trẻ cùng phối hợp xây dựng một KHHTGĐ/KHGDCN được thiết kế cho mỗi trẻ nhằm nâng cao kết quả giáo dục cho trẻ điếc đó và đảm bảo các nhu cầu đặc biệt của trẻ được đáp ứng trong môi trường học tập và sinh hoạt của các em. Mục đích của KHHTGĐ/KHGDCN là hỗ trợ và cung cấp nguồn lực cho các gia đình có trẻ điếc, đánh giá được năng lực phát triển hiện tại của trẻ điếc làm cơ sở giúp nhóm HTGĐ quyết định các giải pháp phù hợp để hỗ trợ cho quá trình phát triển của trẻ với mục đích là đạt được các mốc phát triển phù hợp với độ tuổi. KHHTGĐ được xây dựng để hỗ trợ cho Nhóm HTGĐ và phụ huynh/người chăm sóc trong việc đưa ra phương hướng dạy và học hiệu quả và một cách tổng thể là đạt được những kết quả giáo dục tốt hơn và để theo dõi và đánh giá sự tiến bộ của trẻ trong một khoảng thời gian nhất định. Do vậy, việc lấy thông tin của trẻ và gia đình, xác định mục tiêu giáo dục ngay từ ban đầu các giai đoạn phát triển cho trẻ là rất quan trọng.
Kiến thức ghi nhớ:
- Việc lập KHHTGĐ và KHGDCN cần dựa trên các mốc phát triển theo lứa tuổi của trẻ và các đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ điếc.
- Nhóm lập KHHTGĐ và KHGDCN bao gồm nhóm HTGĐ và cha mẹ + trẻ điếc.
Hoạt động 3: Tìm hiểu các cơ sở xác định mục tiêu hỗ trợ gia đình và trẻ.
- Nghiên cứu 2 KHHTGĐ và KHGDCN đã có. Theo bạn căn cứ vào cơ sở nào để xác định mục tiêu hỗ trợ gia đình trẻ điếc?
- Thảo luận nhóm: 4 người
Thông tin phản hồi cho hoạt động 1
Cơ sở để xác định mục tiêu hỗ trợ gia đình:
Mỗi trẻ điếc cần xây dựng mục tiêu giáo dục mang tính tổng thể căn cứ trên khả năng hiện tại của trẻ nhằm nhận được sự hỗ trợ cần thiết cho việc học tập thành công trong môi trường giáo dục. Ưu tiên được đặt ra cho lĩnh vực ngôn ngữ và giao tiếp. Các mục tiêu theo năm phải có ý nghĩa, có thể đo lường và theo dõi được và hữu ích cho quá trình giáo dục trẻ điếc. Các mục tiêu ngắn hạn sẽ được xây dựng để thể hiện và xem xét sự tiến bộ của trẻ trong việc đạt tới mục tiêu của năm. Khi xây dựng các mục tiêu, cần xem xét ba câu hỏi cơ bản: Nhu cầu riêng của trẻ là gì? Cần dịch vụ hỗ trợ nào để đáp ứng các nhu cầu này? Trẻ điếc sẽ đạt được kết quả gì khi nhận được các dịch vụ hỗ trợ đó?
Cơ sở để xây dựng mục tiêu: Kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm sống đã có của trẻ, những gì trẻ cần đáp ứng và tương lai phát triển của trẻ là gì?; Xác định trong gia đình ai là người chịu trách nhiệm chính trong việc hỗ trợ trẻ; những kiến thức, kỹ năng đã có của gia đình; những mong muốn và mối quan tâm gia đình đối với sự phát triển của trẻ; Môi trường sống; điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất đảm bảo cho những hoạt động hỗ trợ trẻ.
- A) Mục tiêu dài hạn: Các mục tiêu theo năm.1 năm kể từ khi bắt đầu có can thiệp hỗ trợ.
Các mục tiêu năm là các kết quả mong đợi sẽ đạt được sau một giai đoạn 12 tháng làm việc với trẻ điếc. Mục tiêu năm chỉ rõ các kỹ năng, kiến thức, hành vi mà trẻ điếc được mong đợi là sẽ đạt được, đồng thời nêu rõ các phương pháp đo lường các mục tiêu để có thể xác định được liệu mục tiêu đã đạt được hay chưa. Các mục tiêu năm là hợp lý, có thể đo lường dược và phù hợp với khả năng và nhu cầu của trẻ điếc.
- B) Mục tiêu ngắn hạn (3 tháng)
Căn cứ trên các mục tiêu năm, các mục tiêu ngắn hạn sẽ được xác định cho giai đoạn 3 tháng. Mục tiêu ngắn hạn là các trải nghiệm, kiến thức hay kỹ năng mà trẻ điếc cần phải học nhằm đạt được các mục tiêu năm của mình. Mục tiêu ngắn hạn chia ra nhiều bước cần thiết để đạt được mục tiêu năm theo 4 phần trong suốt cả năm.
Bài tập tại chỗ: nghiên cứu thông tin trẻ (đã có), xây dựng mục tiêu hỗ trợ/giáo dục trẻ trong 1 năm và 3 tháng.
4.2. Kế hoạch Chủ đề giáo dục tháng và Kế hoạch giáo dục tuần và Kế hoạch bài giảng hàng ngày
Hoạt động 1: Tìm hiểu Kế hoạch giáo dục tháng
- Nghiên cứu tài liệu. Theo anh/chị hiểu Kế hoạch chủ đề tháng là gì?
- Nhóm 2 người
Thông tin phản hồi cho hoạt động 1:
Sau khi đã hoàn thành bản KHHTGĐ/KHGDCN, mỗi HDVNĐ tiếp tục chuẩn bị các chủ đề cần chơi/dạy trẻ trong từng tháng. Kế hoạch chủ đề giáo dục tháng cần thực hiện theo KHHTGD/KHGDCN đã lập, cần có các chủ đề muốn chơi/dạy trẻ trong tháng để phát triển đầy đủ khả năng và kỹ năng cho trẻ như kế hoạch đã đề ra. Kế hoạch chủ đề tháng có thể lập theo 4 lĩnh vực phát triển hoặc theo lịch tuần.
Ví dụ:
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC THÁNG (Phụ lục 2)
Chủ đề: Bản thân (Mẫu dành cho trẻ 3- 4 tuổi)
Thời gian thực hiện: 4 tuần
1. Phát triển thể chất | – Thực hiện được các kĩ năng vận động: đi trong đường hẹp, ném bóng.
– Giữ gìn vệ sinh bản thân: rửa tay, lau mặt… |
||||
2. Phát triển nhận thức
|
– Biết tên một số bộ phận cơ thể, các giác quan và chức năng chính của chúng.
– Biết tên, tuổi, giới tính, sở thích của mình. – Đếm trong phạm vi 2. |
||||
3. Phát triển ngôn ngữ
|
– Sử dụng được các từ chỉ bộ phận cơ thể và các giác quan
– Kể về bản thân bằng câu đơn giản. |
||||
4. Phát triển tình cảm xã hội | – Nhận biết được một số cảm xúc: vui- buồn, tức giận, sợ hãi.
– Có cử chỉ lễ phép, lịch sự với mọi người. |
||||
5. Phát triển thẩm mĩ | – Tạo ra hình ảnh đơn giản về bản thân bằng các vật liệu tạo hình. | ||||
Tháng | Tuần 1 | Tuần 2 | Tuần 3 | Tuần 4 | |
Tháng 9 | 1.Chủ đề: Hình dáng, sở thích của bé
2. Kỹ năng: – Hô hấp: hít vào, thở ra – Đi: đi kiễng gót ………….. |
1.Chủ đề:
Đồ dùng sinh hoạt của bé
2. Kỹ năng: – Tay: đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, sang 2 bên – Đi: đi kiễng gót …………. |
1.Chủ đề:
Đồ dùng học tập của bé
2. Kỹ năng: – Tay: co và duỗi tay, bắt chéo 2 tay trước ngực Đi, chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh ……. |
1.Chủ đề:
Đồ dùng đồ chơi
2. Kỹ năng: – cúi về phía trước – quay sang trái, quay sang phải – Đi trong đường hẹp ……… |
|
Bài tập tại chỗ: căn cứ vào mục tiêu trong KHHTGĐ và KHGDCN đã lập, lập kế hoạch chủ đề tháng để dạy trẻ (một phần).
Hoạt động 2: Tìm hiểu Kế hoạch giáo dục tuần
- Nghiên cứu mẫu. Theo anh/chị hiểu Kế hoạch chủ đề chủ đề tuần là gì?
- Nhóm 2 người
Thông tin phản hồi cho hoạt động 1:
Sau khi đã hoàn thành bản Kế hoạch Chủ đề giáo dục tháng, mỗi HDVNĐ tiếp tục chuẩn bị các chủ đề cần chơi/dạy trẻ trong từng tuần. Kế hoạch chủ đề giáo dục tuần cần thực hiện theo Kế hoạch Chủ đề giáo dục tháng đã lập, cần có các chủ đề muốn chơi/dạy trẻ trong tuần để phát triển đầy đủ khả năng và kỹ năng cho trẻ như kế hoạch đã đề ra. Kế hoạch tuần được lập khi trẻ được học ít nhất 2 buổi/tuần.
Ví dụ:
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN
Nội dung GD (tuần) | Thứ 2 | Thứ 3 | Thứ 4 | Thứ 5 | Thứ 6 |
1.Chủ đề: Hình dáng, sở thích của bé
2. Kỹ năng: – Hô hấp: hít vào, thở ra – Đi: đi kiễng gót |
– Bé giới thiệu về bản thân: tên, giới tính, thích ăn gì…
– Đọc thơ: Đôi mắt của em – Trò chơi: Bé đến nhà Bà |
-Bé giới thiệu về bạn thân, những đặc điểm của bạn
– Trả lời câu đố về các bộ phận của cơ thể – Trò chơi: Bé rửa tay cho em bé |
– Đọc thơ: Miệng xinh
– Trò chơi: ghép hình – Hoạt động tạo hình: bé tô màu hoặc, xé dán… |
… | … |
Kế hoạch giáo dục tuần và Kế hoạch bài dạy hàng ngày rất quan trọng, vì:
- HDVNĐ thực hiện sát với thực tiễn đang diễn ra ở nhà/trong lớp,
- Dễ nhìn thấy sự tiến bộ hay không tiến bộ của trẻ để có biện pháp giáo dục có hiệu quả,
- HDVNĐ dễ dàng thực hiện những gì họ muốn dạy trẻ,
- HDVNĐ tập trung hơn vào đứa trẻ,
- Kế hoạch càng ngắn hạn càng đòi hỏi HDVNĐ luôn phải suy nghĩ đến đứa trẻ,
- Việc xác định mục tiêu rõ ràng, cụ thể hơn, sẽ cho HDVNĐ những ý tưởng/sang kiến tốt hơn để đạt mục tiêu đặt ra,
Việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch cần hết sức linh hoạt, vì:
- Có những nội dung không đưa được vào kế hoạch mà HDVNĐ cần giải quyết trong hoàn cảnh thực tế xảy ra.
- Có những nội dung đã xây dựng trong kế hoạch nhưng có sự thay đổi, nên không thực hiện được trong thời gian đã dự kiến, phải thay bằng một nội dung khác .
- Việc lập kế hoạch phải đảm bảo rằng từng trẻ trong lớp được hỗ trợ để phát triển.
- Việc lập kế hoạch cần chú trọng đến các hoạt động sao cho trẻ được “học bằng chơi, chơi mà học”.
- Hệ thống kiến thức, kỹ năng cung cấp cho gia đình cần được xây dựng từ mức độ đơn giản đến mức độ khó/cao hơn.
- Thiết kế các hoạt động được vận dụng ở nhiều môi trường, tình huống khác nhau nhằm làm tăng sự linh hoạt sử dụng kỹ năng hỗ trợ trẻ của các thành viên trong gia đình.
- Phân bổ lượng thời gian để thực hiện một nội dung hoạt động nhằm đạt đến mục đích đã xác định sao cho phù hợp, mang tính khả thi và kích thích hứng thú ở trẻ [16]
Nội dung hỗ trợ | Biện pháp thực hiện | Phương tiện
hỗ trợ |
Kết quả đạt được |
Nội dung hỗ trợ được qui định bởi mục tiêu hỗ trợ. Nội dung phải được xác định sao cho đáp ứng và phù hợp với những mục tiêu trên | Ghi rõ biện pháp các thức cần thiết để thực hiện nội dung hỗ trợ | Ghi rõ nội dung này cần những phương tiện gì, | Là những kết quả (kiến thức, kĩ năng, cụ thể đạt được qua quá trình hỗ trợ trên cơ sở của các mục tiêu |
Bài tập tại chỗ: căn cứ bản kế hoạch tháng đã làm, lập kế hoạch tuần (một phần)
Hoạt động 3: Tìm hiểu Kế hoạch bài dạy hàng ngày
- Nghiên cứu mẫu kế hoạch (Phụ lục 3), theo anh/chị, kế hoạch bài dạy hàng ngày là gì?
- Nhóm 2 người.
Thông tin phản hồi cho động 3:
Sau khi hoàn thành “Kế hoạch Chủ đề giáo dục tháng” và “Kế hoạch Chủ đề giáo dục tuần”, mỗi HDVNĐ cần tiếp tục chuẩn bị kế hoạch bài dạy trước ngày đến gia đình trẻ làm việc. Kế hoạch bài dạy cần đảm bảo đầy đủ nội dung kiến thức, kỹ năng cần có để giúp cha mẹ trẻ tiếp tục chơi/dạy và hỗ trợ con mình tại nhà.
Trước khi lập kế hoạch bài dạy, HDVNĐ cần chú ý đến một số điểm dưới đây:
Về nội dung kế hoạch cần xác định rõ:
- Đề tài/Chủ đề hôm nay dạy là gì?; dành cho trẻ ở độ tuổi nào?
- Mục tiêu GD: Trẻ đạt được gì/Làm được gì?
- Trẻ nhận biết được đồ vật, hiện tượng
- Trẻ gọi tên/ký hiệu được tên và các bộ phận đồ vật
- Trẻ biết cách sử dụng: cầm nắm… và cẩn thận khi sử dụng
- Trẻ nhận biệt cái đẹp qua: màu sắc, mùi vị.. và yêu quí, bảo vệ…
- Nội dung GD: Chủ đề chọn để dạy cho trẻ
- Giới thiệu về sự vật, hiện tượng
- Dạy trẻ gọi tên các bộ phận, hiện tượng
- GD cho trẻ biết công dụng của bộ phận, hiện tượng, cách bảo vệ…
- Kế hoạch GD: Làm cách nào để dạy trẻ?
- Hoạt động 1: Cho trẻ quan sát, giới thiệu…
- Hoạt động 2: Trò chuyện, hỏi, tương tác…
- Hoạt động 3: Vẽ, cắt dán, làm đồ vật, đóng vai
Bài tập tại chỗ: căn cứ kế hoạch tuần vừa lập, chuẩn bị một bản kế hoạch bài dạy hàng ngày.
Ví dụ tham khảo về một bản kế hoạch bài dạy hàng ngày:
KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG
Ngày…………tháng………..năm……………
Họ và tên nhóm HTGĐ:
- HDV Điếc:
- Phiên dịch NNKH:
- Trẻ Điếc: …………………………… Năm sinh: ……………………………
- Tên bài học: PHÂN BIỆT MÀU SẮC- bài 01 (xanh, đỏ, tím, vàng)
- Bài học này phục vụ cho các lĩnh vực phát triển nào?
- Phát triển ngôn ngữ: giúp trẻ học được 4 từ về màu sắc (xanh đỏ tím vàng)
- Phát triển nhận thức: giúp trẻ phân biệt được các màu sắc khác nhau.
- Tình cảm xã hội: giúp trẻ phát triển tình cảm của mình về màu sắc: yêu thích màu gì, thích mặc áo màu gì, quần màu gì…vv
- Mục tiêu của bài học
Giúp trẻ học được 4 từ về màu sắc (xanh, đỏ, tím, vàng) và phân biệt được các màu này
- Bài học này dành cho độ tuổi nào?
3 tuổi trở lên
- Tài liệu, công cụ giảng dạy
Một bộ đất sét nặn hình có các màu khác nhau
Một bộ ghép tranh có các màu khác nhau
- Tiến trình/Phương pháp dạy/tương tác với trẻ
- Chơi trò chơi nặn tượng với trẻ
- Giới thiệu với trẻ về tên của các màu sắc
- Chơi trò chơi ghép hình với trẻ, cho trẻ ghép màu giống với màu của đồ vật trong bức tranh.
4.3.Các bước tổ chức thực hiện kế hoạch hỗ trợ và giáo dục trẻ điếc (6 tiết)
Hoạt động 1: Tìm hiểu các bước tổ chức thực hiện hoạt động hỗ trợ gia đình và giáo dục trẻ điếc
- Theo anh/chị, hoạt động hỗ trợ gia đình trẻ điếc cần được tổ chức như thế nào?
- Hoạt động nhóm: 4 người
Thông tin phản hồi cho hoạt động 2:
- Xác định người điều phối hoạt động xây dựng và thực hiện KHHTGĐ/KHGDCN
Người đóng vai trò chính chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện KHHTGĐ trẻ điếc. Người này sẽ tổ chức các buổi họp, thu thập kết quả đánh giá ngôn ngữ, chia sẻ kinh nghiệm của mình và lưu lại các thông tin từ cha mẹ/người chăm sóc và trẻ điếc.
- Chuẩn bị cho cuộc họp Nhóm KHHTGĐ đầu tiên
- Quan sát các điểm mạnh và sở thích của trẻ điếc
- Thu thập kết quả đánh giá NNKH
- Viết ra các nhu cầu về ngôn ngữ và giao tiếp được đề xuất
- Viết ra các công nghệ và thiết bị hỗ trợ phù hợp được đề xuất
- Viết ra mức độ thể hiện hiện tại được đề xuất
- Viết ra các mục tiêu năm và mục tiêu ngắn hạn được đề xuất
- Viết ra tần suất và độ dài thời gian cung cấp dịch vụ được đề xuất
- Viết ra các trách nhiệm của nhóm KHHTGĐ được đề xuất
- Viết ra các tài liệu và tập huấn được đề xuất
- Trước cuộc họp Nhóm KHHTGĐ/KHGDCN đầu tiên
- Liên lạc với phụ huynh/người chăm sóc và thông báo về cuộc họp
- Liên lạc với nhóm HTGĐ và thông báo về cuộc họp
- Sắp xếp thời gian
- Tìm địa điểm phù hợp
- Đề nghị có một phiên dịch NNKH
- Xem lại các tài liệu KHHTGĐ/KHGDCN
- Tiến hành cuộc họp Nhóm KHHTGĐ//KHGDCN đầu tiên
- Giới thiệu các thành viên nhóm KHHTGĐ//KHGDCN
- Giới thiệu mục đích cuộc họp
- Giới thiệu chương trình cuộc họp
- Dự kiến thời gian kéo dài cuộc họp
- Thảo luận và viết ra các thông tin cho từng phần KHHTGĐ/KHGDCN
5) Hoàn tất KHHTGĐ/KHGDCN
- Điều chỉnh KHHTGĐ/KHGDCN và bổ sung các thông tin và đề xuất từ nhóm HTGĐ, phụ huynh/người chăm sóc, và trẻ điếc.
- Xem xét lại KHHTGĐ/KHGDCN với cấp trên của bạn và được sự phê duyệt của cấp trên.
6) Trước buổi họp xem xét lại KHHTGĐ//KHGDCN (6 tháng sau buổi họp KHHTGĐ//KHGDCN đầu tiên)
- Liên lạc với phụ huynh/người chăm sóc và thông báo về cuộc họp
- Liên lạc với nhóm HTGĐ và thông báo về cuộc họp
- Sắp xếp thời gian
- Tìm địa điểm phù hợp
- Đề nghị có một phiên dịch NNKH
- Xem lại các tài liệu KHHTGĐ/KHGDCN
- Thực hiện các điều chỉnh cần thiết
7) Tiến hành cuộc họp xem xét lại KHHTGĐ/KHGDCN
- Giới thiệu mục đích cuộc họp
- Giới thiệu chương trình cuộc họp
- Dự kiến thời gian kéo dài cuộc họp
- Xem lại từng phần của KHHTGĐ xem có phần nào cần sửa đổi bổ sung
- Tất cả thành viên cùng ký vào mẫu
- Thông báo cho mọi người về kế hoạch sẽ có một cuộc họp KHHTGĐ cuối cùng sau 6 tháng nữa
- Kết thúc cuộc họp và cảm ơn sự tham gia của mọi người
8) Chuẩn bị cho cuộc họp KHHTGĐ/KHGDCN cuối cùng (1 năm sau cuộc họp KHHTGĐ/KHGDCN đầu tiên)
- Xác định xem trẻ điếc có đạt được tất cả các mục tiêu năm của mình không
- Thu thập các bằng chứng về việc đạt mục tiêu của năm
- Thu thập kết quả đánh giá NNKH và ngôn ngữ nói (trường hợp trẻ dùng hai ngôn ngữ)
9) Trước buổi họp KHHTGĐ/KHGDCN cuối cùng (1 năm sau buổi họp KHHTGĐ/KHGDCN đầu tiên)
- Liên lạc với phụ huynh/người chăm sóc và thông báo về cuộc họp
- Liên lạc với nhóm HTGĐ và thông báo về cuộc họp
- Sắp xếp thời gian
- Tìm địa điểm phù hợp
- Đề nghị có một phiên dịch NNKH
- Xem lại các tài liệu KHHTGĐ/KHGDCN
10) Tiến hành cuộc họp KHHTGĐ/KHGDCN cuối cùng
- Giới thiệu mục đích cuộc họp
- Giới thiệu chương trình cuộc họp
- Dự kiến thời gian kéo dài cuộc họp
- Thảo luận về sự tiến bộ và các thành quả đạt được của trẻ trong vòng 1 năm qua
- Chia sẻ kết quả đánh giá NNKH
- Chia sẻ kết quả đánh giá ngôn ngữ nói (trường hợp trẻ dùng hai ngôn ngữ)
- Thảo luận về mục tiêu cả năm của trẻ và xem xem trẻ có đạt được các mục tiêu đó không
- Trình bày các bằng chứng cho thấy trẻ đạt được mục tiêu năm của mình
- Kết thúc cuộc họp và cảm ơn sự tham gia của mọi người [16]
Hoạt động 2: Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng việc thực hiện KHHTGĐ/KHGDCN
- Theo anh/chị cần phải làm gì để việc thực hiện KHHTGĐ/KHGDCN hiệu quả?
- Thảo luận nhóm: 4 người
Thông tin phản hồi cho hoạt động 1
KHHTGĐ/KHGDCN trẻ điếc chỉ có thể hiệu quả khi được thực hiện và theo dõi hợp lý. Nhóm HTGĐ sẽ chịu trách nhiệm điều phối và theo dõi các dịch vụ hỗ trợ và sự tiến triển của KHHTGĐ/KHGDCN. KHHTGĐ/KHGDCN sẽ được xem xét lại cùng với cấp trên trước khi được phê duyệt. Khi kế hoạch đã được đề ra và được thống nhất giữa các bên tham gia, các dịch vụ hỗ trợ đã được xác định là cần thiết cho trẻ điếc để đạt được các mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu năm sẽ bắt đầu được triển khai ngay.
- a) Tần suất và độ dài thời gian của hoạt động HTGĐ
Tần suất và độ dài thời gian của hoạt động HTGĐ sẽ được quyết định dựa trên nhu cầu của trẻ điếc đáp ứng các mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu năm của trẻ. Ví dụ, một trẻ điếc có thể bị tụt hậu quá nhiều trong việc phát triển ngôn ngữ của mình và cần có thêm thời gian và tần suất hỗ trợ trong lĩnh vực hướng dẫn ngôn ngữ. Phụ huynh/ người chăm sóc, những người chịu trách nhiệm hỗ trợ quá trình phát triển ngôn ngữ tại nhà, cần phải cam kết dành nhiều hơn thời gian của từng cá nhân với trẻ điếc.
- b) Trách nhiệm của Nhóm KHHTGĐ/KHGDCN
Tất cả các cá nhân liên quan đến việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho sự phát triển của trẻ điếc sẽ nắm và hiểu rõ trách nhiệm và nhiệm vụ của mình. Nhóm HTGĐ sẽ làm rõ về nhiệm vụ của mình với phụ huynh/người chăm sóc và trẻ điếc. Phụ huynh/người chăm sóc sẽ giải thích rõ trách nhiệm của mình cho nhóm HTGĐ và trẻ điếc. Sự phối hợp nhóm giữa nhóm HTGĐ, phụ huynh/người chăm sóc và trẻ điếc sẽ được tích cực thúc đẩy. Mọi thành viên có trách nhiệm thường xuyên chia sẻ với nhau về chuyên môn, hiểu biết và các mối quan tâm của mình trong suốt cả năm.
- c) Tập huấn và tài liệu có bài bản
Tất cả người lớn làm việc với trẻ điếc, bao gồm cả phụ huynh/ người chăm sóc, cần được tập huấn về các cách thức dạy trẻ điếc hiệu quả nhất. Nhóm HTGĐ và phụ huynh/người chăm sóc cần tìm ra hoặc tạo ra các tài liệu giảng dạy phù hợp với tuổi, kỹ năng và sở thích của trẻ điếc.
- d) Xem xét và điều chỉnh
Nhóm KHHTGĐ/KHGDCN sẽ họp để xem xét lại KHHTGĐ/KHGDCN của trẻ điếc sau khoảng thời gian 6 tháng. Mục đích của cuộc họp này là xem xét lại mục tiêu năm và xem liệu trẻ điếc có đạt được các mục tiêu ngắn hạn của mình và tiến bước đến mục tiêu năm hay không. Nhóm sẽ có các điều chỉnh cần thiết với KHGDCN của trẻ điếc để phù hợp với các yếu tố sau: tiến độ của trẻ trong việc đạt được mục tiêu năm, các thông tin thu được từ kết quả đánh giá ngôn ngữ, các thông tin và các vấn đề quan tâm về trẻ [16]
4.4. Thực hành lý thuyết trên lớp: xác định mục tiêu hỗ trợ GĐ và lập kế hoạch hỗ trợ GĐ cho trẻ điếc từ 0 – 3 tuổi (5 tiết)
Hoạt động 1: Thực hành lấy thông tin về gia đình và trẻ điếc
- Xem lại những nội dung cần thu thập thông tin theo mẫu KHHTGD (Phụ lục 1)
- Điền thông tin vào mẫu
- Nhóm 4-5 người + cha mẹ + trẻ điếc + phiên dịch NNKH (lưu ý: từ bài này, nhóm sẽ cố định cho các bài tập thực hành đến hết modun 6)
Thông tin phản hồi cho hoạt động 1:
Tiến trình:
- Chuẩn bị: Mẫu biểu. Lập danh sách trẻ + cha mẹ + phiên dịch NNKH. Phân công công việc trong nhóm (người phỏng vấn cha mẹ, người chơi với trẻ, người quan sát và lắng nghe phiên dịch, người ghi chép…)
- Phương pháp: nghiên cứu, quan sát, phỏng vấn, ghi chép.
- Nội dung: Ghi đầy đủ các thông tin trên phiếu về gia đình trẻ
- Yêu cầu: Mỗi nhóm làm việc với 1 gia đình trẻ điếc.
- Đánh giá: các nhóm kiểm tra chéo kết quả của nhau.
Một số hướng dẫn cho HDV cách thu thập thông tin gia đình trẻ điếc:
- Phỏng vấn gia đình: thu thập thông tin từ phụ huynh/người chăm sóc về nhận thức, những kiến thức, kỹ năng của các thành viên trong gia đình về việc chăm sóc, giáo dục trẻ điếc; ….
- Sử dụng bảng hỏi gia đình: Xem xét từng câu hỏi, thu thập thông tin từ phụ huynh/người chăm sóc, lưu lại phần trả lời và các vấn đề quan tâm của họ cho mục đích chia sẻ và hỗ trợ trong tương lai.
- Điền thông tin vào mẫu: Mẫu KHHTGĐ đã được thiết kế chi tiết, học viên cần ghi chép đầy đủ thông in đã thu thập.
Hoạt động 2: Thực hành xác định mục tiêu hỗ trợ GĐ và lập kế hoạch hỗ trợ gia đình.
- Căn cứ vào các thông tin đã thu thập được của bài trước, các nhóm xác định mục tiêu giáo dục và lập kế hoạch HTGĐ cho trẻ.
- Nhóm 4-5 người của bài trước.
Thông tin phản hồi cho hoạt động 2:
Tiến trình:
- Chuẩn bị: Xác định nhóm lập KHHTGĐ (theo bài trước). Kết quả thu thập thông tin của bài trước. KHHTGĐ của trẻ đã có ở trường/trung tâm (nếu chưa có sẽ làm kế hoạch mới)
- Phương pháp: phân tích tài liệu, quan sát, phỏng vấn, trao đổi nhóm
- Nội dung: a) Xác định rõ mục tiêu hỗ trợ: mục tiêu năm, mục tiêu trong 3 tháng sắp tới, bao gồm thời gian sẽ thực tập tại gia đình trẻ. Nội dung can thiệp đầy đủ 4 lĩnh vực phát triển của trẻ.
- Yêu cầu: Mỗi nhóm làm việc với 1 gia đình trẻ điếc.
- Đánh giá: cho học viên tham khảo KHHTGĐ của trẻ đã có ở trường/trung tâm. Bản KHHTGĐ này sẽ được sử dụng cho các bài thực tập hỗ trợ GĐ trẻ trong các bài sau của modun 6.