Mô đun 6: HƯỚNG DẪN VÀ HỖ TRỢ GIA ĐÌNH TRẺ ĐIẾC TỪ 0- 3 tuổi (1)

Mô đun 6: HƯỚNG DẪN VÀ HỖ TRỢ GIA ĐÌNH TRẺ ĐIẾC TỪ 0- 3 tuổi (1)

(Tổng số: 60 tiết: 20 tiết lý thuyết – 40 tiết thực hành)

 Bài 1: Nhóm hỗ trợ gia đình và môi trường làm việc

I. Mục tiêuSau khi học xong học viên có khả năng:

  • Nêu được các nguyên tắc làm việc và giao tiếp hiệu quả cho hoạt động của nhóm HTGĐ.
  • Có kỹ năng làm việc nhóm.

II. Thời gian: 3 tiết (Lý thuyết: 3 tiết – Thực hành: 0 tiết)

III. Phương tiện, đồ dùng dạy học

  • Giấy Ao, giấy mầu, băng keo, kéo,

IV. Nội dung

4.1. Mục đích và nguyên tắc làm việc hiệu quả của Nhóm hỗ trợ gia đình (1 tiết)

Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức về nhóm HTGĐ trong mô hình thí điểm. 

– Hãy nhắc lại kiến thức ở mô đun 2

– Thảo luận nhóm: 2 người

Thông tin phản hồi cho hoạt động 1:

Hệ thống lại nội dung cần thiết ở mô đun 2:

  • Các thành viên trong nhóm HTGĐ và nhiệm vụ chung của nhóm,
  • Vai trò nhiệm vụ của HDVNĐ.
  • Mục đích của nhóm HTGĐ:

Hoạt động của nhóm HTGĐ nhằm phát triển giao tiếp giữa con cái với cha mẹ/thành viên gia đình dựa trên những cách tự nhiên. HDVNĐ hỗ trợ giao tiếp gia đình bằng cách làm mẫu để thu hút và duy trì sự chú ý của trẻ, phát triển giao tiếp mở rộng thông qua các hoạt động chia sẻ, và dạy NNKH. Phiên dịch NNKH hỗ trợ giao tiếp gia đình tự nhiên bằng cách khuyến khích cha mẹ và các thành viên gia đình tham gia vào các hoạt động cuả nhóm HTGĐ giữa con của họ mình và các HDVNĐ. Phiên dịch NNKH cũng hỗ trợ giao tiếp tự nhiên bằng cách giải thích/phiên dịch thông tin giao tiếp sau khi giờ dạy của nhóm HTGĐ đã diễn ra xong, để các thành viên gia đình có thể hỏi HDVNĐ những câu hỏi về sự phát triển của trẻ.

Khi cha mẹ và thành viên gia đình có sự tin tưởng và dễ dàng giao tiếp với trẻ họ có thể tin tưởng vào tài năng tự nhiên của con em mình nhiều hơn. Khi trẻ tự tin và dễ dàng trong giao tiếp, các em sẽ tự tin trong các lĩnh vực học tập khác và tham gia vào đời sống xã hội.

Sự phối hợp, cộng tác giữa các thành viên trong NHÓM HTGĐ:

Làm việc cùng nhau trong một mối quan hệ hợp tác để thực hiện giờ dạy của nhóm HTGĐ một cách hiệu quả.

Gặp nhau trước mỗi giờ dạy để thảo luận kế hoạch dạy cho ngày đó.

Gặp lại sau giờ dạy đó để xem xét lại các hoạt động đã diễn ra và lập kế hoạch cho giờ dạy tiếp theo (cả về phát triển hoạt động học tập và trao đổi về cách cải tiến quá trình làm việc của mình).

 Hoạt động 2:Tìm hiểu các nguyên tắc làm việc của nhóm HTGĐ

  • Theo bạn, muốn Nhóm làm việc hiệu quả cần dựa trên những nguyên tắc gì?
  • Cá nhân động não

Thông tin phản hồi cho hoạt động 2:

  1. 7 nguyên tắc hợp tác:

Làm việc nhóm là một môi trường phức tạp, các thành viên trong nhóm cần có sự hợp tác, chia sẻ, cảm thông để đảm bảo hiệu quả công việc một cách tốt nhất.

Tuân thủ nguyên tắc làm việc nhóm sẽ giúp cho việc ra quyết định chung của nhóm HTGĐ thuận lợi hơn.

  1. Về giao tiếp: Thân thiện. Lắng nghe. Rõ ràng. Trung thực. Cung cấp và phối hợp thông tin thu nhận được.
  2. Về năng lực chuyên môn: Cung cấp một chương trình giáo dục phù hợp với trẻ. Tiếp tục học hỏi những kiến thức và kỹ năng mới. Đặt các kỳ vọng cho bản thân.
  3. Tôn trọng: Tôn trọng các niềm tin, tín ngưỡng khác nhau của đồng nghiệp. Khẳng định điểm mạnh của bạn trong nhóm. Cư xử với trẻ và gia đình thân thiện, đúng mức.
  4. Cam kết: Phục vụ “nhiều hơn so với yêu cầu”. Luôn hoàn thành đúng hạn và đạt yêu cầu các công việc được giao.
  5. Công bằng: Chia sẻ công việc. Đẩy mạnh việc trao quyền. Lựa chọn thích hợp.
  6. Vận động ủng hộ: Tránh các vấn đề xung đột. Giữ tâm trí của bạn nhanh nhạy; nhạy bén với các cơ hội để vận động đồng nghiệp ủng hộ mình. Xác định chính xác và ghi lại các vấn đề có thể sử dụng để vận động. Tạo ra tình huống cả hai cùng thắng.
  7. Tin cậy: Tạo niềm tin cho bạn bè. Giữ bảo mật thông tin của người khác. Tin cậy vào bản thân mình.
  8. Quản lý xung đột trong Nhóm:

Điều không tránh khỏi khi làm việc nhóm là đôi khi sẽ có những quan điểm không giống nhau khi cùng giải quyết một vấn đề, xung đột sẽ dễ dàng xảy ra nếu các bên không đi đến một thỏa hiệp.

Mặc dù mục tiêu dài hạn của quản lý xung đột là giải quyết những bất đồng thì mục tiêu ngắn hạn và liên tục là giữ cho mối quan hệ không bị tổn thương trong khi nỗ lực đạt đến sự đồng thuận. Chìa khóa của cả hai mục tiêu này là giao tiếp hiệu quả.

Bước đầu tiên trong nỗ lực hướng đến sự đồng thuận khi xung đột nảy sinh là ngừng phán xét và cố gắng nhìn từ quan điểm của người kia. Tiếp đó hãy sử dụng đối thoại chân thành thay cho tranh luận.

  • Các nguyên tắc làm việc với gia đình trẻ với đồng nghiệp của nhóm HTGĐ (2 tiết)

Hoạt động 1: Tìm hiểu các nguyên tắc làm việc/giao tiếp với gia đình trẻ hiệu quả?

  • Để đảm bảo giao tiếp với gia đình trẻ hiệu quả, anh/chịđã sử dụng những nguyên tắc nào?
  • Thảo luận nhóm: 5 người

Thông tin phản hồi cho hoạt động 3:

HDVNĐ là người sẽ trực tiếp dạy trẻ và đôi khi không tránh khỏi sai sót. Cách tốt nhất để tránh hiểu lầm với cha mẹ trẻ là có được một sự giao tiếp liên tục và rõ ràng ngay từ đầu. Bạn càng thông báo cho họ các tin tức về việc học của trẻ và cho họ biết các sự kiện diễn ra ở trường học, thì họ càng cảm thấy mình là một phần ở trong nhóm. Kết quả là gì? Cha mẹ trẻ sẽ là những người hiểu biết, hỗ trợ và ít khi đưa ra kết luận một cách tiêu cực.

Các gợi ý để giao tiếp thành công với cha mẹ trẻ:

  1. Bắt đầu năm học: giải thích với cha mẹ trẻ rằng khi nào và bằng cách nào bạn sẽ liên lạc với họ: Hãy để họ biết rằng bạn trân trọng những câu hỏi và những quan tâm của họ, bạn sẽ không bao giờ hạn chế họ bằng cách trả lời theo kiểu coi họ là “người ngoài cuộc”.
  2. Đừng bao giờ cảm thấy áp lực là phải đưa ra ngay một quyết định, một đánh giá quan trọng trong buổi họp phụ huynh hoặc buổi nói chuyện với cha mẹ trẻ.
  3. Hãy để cha mẹ trẻ biết rằng họ có thể tin tưởng ở bạn.
  4. Đảm bảo với cha mẹ trẻ rằng bạn sẽ thông báo cho họ ngay lập tức bất cứ điều gì bạn đang cảm thấy lo lắng, quan tâm về trẻ.
  5. Khi trình bày vấn đề của trẻ với cha mẹ trẻ, LUÔN LUÔN sẵn sàng để giải thích những kế hoạch/giải pháp mà bạn đã áp dụng để giải quyết vấn đề và những kế hoạch mới mà bạn đang suy xét.
  6. Hãy để cha mẹ và trẻ biết rằng bạn đã chuẩn bị bài giảng như thế nào
  7. Hãy để cha mẹ và trẻ biết bạn như một người thầy giáo chuyên nghiệp.
  8. Hãy cho cha mẹ biết kế hoạch giảng dạy của bạn
  9. Hãy trao đổi rõ ràng những điều bạn trông đợi từ trẻ và gia đình
  10. Bạn nên báo cáo tiến bộ học tập của trẻ một cách thường xuyên
  11. Hãy tuyên dương từng thành công của trẻ

Hoạt động 2: Tìm hiểu về giao tiếp có hiệu quả giữa giáo viên với giáo viên

  • Hãy nêu các biện pháp giao tiếp hiệu quả cho HDVNĐ khi làm việc tại trường học/trung tâm.
  • Thảo luận nhóm: 5 – 7 người.

Thông tin phản hồi cho hoạt động 4:

Lời khuyên dành cho giao tiếp hiệu quả giữa giáo viên với nhau và áp dụng cho HDVNĐ:

Giao tiếp hiệu quả giữa giáo viên với giáo viên là vô cùng cần thiết và căn bản cho một người giáo viên thành công. Giáo dục là một khái niệm cực kỳ khó hiểu cho những người không làm trong lãnh vực này. Có bạn đồng nghiệp để có thể cộng tác và dựa vào trong lúc khó khăn là điều cần thiết. Nếu bạn thấy rằng mình là người cô lập hoặc luôn có mâu thuẫn với những bạn đồng nghiệp khác, thì dưới đây là một số gợi ý để bạn có thể tạo ra một số thay đổi cho chính mình.

Bảy điều cần tránh khi cố gắng xây dựng mối quan hệ tích cực với giáo viên và nhân viên tại trường học:

  1. Đừng nói hoặc thảo luận về đồng nghiệp của bạn với sinh viên/học sinh của bạn.
  2. Đừng tham gia vào những cuộc nói chuyện hoặc thảo luận với một phụ huynh về đồng nghiệp của mình.
  3. Đừng nói hoặc thảo luận về một người đồng nghiệp với những đồng nghiệp khác.
  4. Đừng tách mình ra khỏi những hoạt động chung của trường.
  5. Tránh chạm chán hoặc trở nên hiếu chiến với người khác.
  6. Tránh khởi xướng, loan tin hoặc thảo luận những tin đồn hoặc buôn dưa lê về phụ huynh, học sinh và đồng nghiệp.
  7. Tránh bình luận chỉ trích về đồng nghiệp của mình.

Mười một điều cần nhớ khi cố gắng xây dựng mối quan hệ tích cực với giáo viên và nhân viên tại trường học:

  1. Khuyến khích/động viên, bày tỏ lòng tốt và sự khiêm nhường.
  2. Hãy luôn có thái độ vui vẻ.
  3. Hãy từ chối tham dự vào việc buôn dưa lê hoặc loan tin đồn.
  4. Hãy bỏ qua và không bận tâm về những điều tiêu cực.
  5. Hãy cộng tác với đồng nghiệp của bạn.
  6. Hãy quan tâm đến những điều bạn nói ra.
  7. Nếu bạn đã hứa một điều gì đó, bạn nên giữ lời hứa.
  8. Hãy tìm hiểu những sở thích bên ngoài của đồng nghiệp.
  9. Hãy có thái độ cởi mở.
  10. Hãy hiểu rằng một số người dễ bị tổn thương hơn những người khác.
  11. Đừng quan tâm nhiều đến giải thưởng/bằng khen.

 

Kiến thức chung về giáo dục trẻ điếc