MÔ ĐUN 2 – CHỦ ĐỀ 3. GIAO TIẾP VÀ CÁC MÔ HÌNH PHIÊN DỊCH (Phần 2 )
Nội dung 2: Các mô hình dịch thuật: vấn đề định nghĩa, miêu tả, vai trò phép ẩn dụ của dịch thuật và giao tiếp trong môi trường đa ngôn ngữ
Nhiệm vụ của học viên: Nghiên cứu và trả lời câu hỏi dưới đây
- Phiên có vai trò như thế nào trong dịch thuật?
- Đặc điểm văn hóa của gia đình trẻ điếc có ảnh hưởng gì đến công việc dịch thuật?
Thống tin nội dung 2. Định nghĩa về dịch thuật/công việc phiên dịch
Theo cách truyền thống, công việc phiên dịch được xếp vào biên dịch. Biên dịch, hiểu theo nghĩa rộng, là sự truyền đạt ý nghĩ, ý tưởng từ một ngôn ngữ (nguồn) thành một ngôn ngữ khác (đích/mục tiêu). Từ định nghĩa chung này, người dịch đã tạo ra sự khác biệt giữa thông tin diễn đạt bằng lời nói và thông tin diễn đạt bằng chữ viết. Khái niệm dịch thuật có sự biến đổi theo thời gian. Năm 1976, Brislin (1976) đề xuất sự làm rõ ý sau đây: “dịch thuật là truyền đạt ý nghĩ, ý tưởng từ một ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, bất kể ngôn ngữ được thể hiện bằng lời nói hay bằng ký hiệu; bất kể ngôn ngữ/hệ thống ký hiệu (chính tả) hay không có sự tiêu chuẩn hóa; bất kể 1 hoặc cả 2 ngôn ngữ đều dựa trên ký hiệu – ngôn ngữ ký hiểu sử dụng bởi người khiếm thính” (1976: 1). Năm 1978, Seleskovitch (1978) cho rằng: “Biên dịch biến đổi văn bản này thành 1 văn bản khác, trong khi phiên dịch biến đổi thông tin diễn đạt bằng lời nói này thành một thông tin diễn đạt bằng lời nói khác (1978: 2). Bởi vì sự khác biệt này không bao gồm hành động phiên dịch giữa ngôn ngữ ký hiệu và ngôn ngữ nói, Mặc dù đề cập đến ngôn ngữ ký hiệu vào thời điểm này là khá mới mẻ, định nghĩa dịch thuật vẫn ngăn cản (việc chỉ ra) sự khác biệt giữa thông tin dạng viết trong biên dịch và dạng nói trong phiên dịch. Ingram (1985) biện luận rằng trong khi sự khác biệt vẫn đang được những người thực hành dịch sử dụng thì sự khác nhau … không nằm ở chữ viết và lời nói mà là ở “giữa ngôn ngữ tự nhiên và đại diện thứ hai của ngôn ngữ” (đại diện thứ hai của ngôn ngữ là ngôn ngữ viết và hệ thống ký hiệu được thiết kế), không phải giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Cách tiếp cận này đã nhóm bất kỳ cũng như tất cả các ngôn ngữ tự nhiên lại với nhau, dù cho chúng được thể hiện qua lời nói hay qua ký hiệu, và xem xét lại định nghĩa của biên dịch (theo ý nghĩa cụ thể của nó) và phiên dịch. Định nghĩa mới về phiên dịch của Ingram là: “Một dạng của chu trình biên dịch], nơi mà thông tin được mã hóa thành ngôn từ trong một ngôn ngữ tự nhiên này được mã hóa thành ngôn từ trong một ngôn ngữ tự nhiên khác” (1985: 92).
Do vậy, sự quan tâm đến dịch thuật cũng như việc nghiên cứu nó là nguyên nhân dẫn đến việc kiểm tra lại nền tảng lý thuyết và kiến thức nền – những thứ hình thành nên quy tắc của dịch thuật. Cho đến nay, dịch thuật phần lớn dựa vào khuôn khổ/khung mang tính lý thuyết trong lĩnh vực của biên dịch – nó tạo nên những tác động về mặt lý thuyết đến những văn bản dạng viết. Tuy nhiên, khi mà phiên dịch ngày càng trở nên tách biệt do bản chất của nó là sự tương tác trực diện (mặt đối mặt), cả người thực hành phiên dịch lẫn người nghiên cứu nó đều phải chú ý đến lý thuyết nền của phiên dịch –không nhất thiết phụ thuộc vào lý thuyết biên dịch, thay vào đó bản thân nó có thể xây dựng lý thuyết của riêng mình thông qua việc mượn từ ngữ (từ thông báo, ngôn ngữ học xã hội, giao tiếp)
Phép ẩn dụ và sự mô tả về vai trò của phiên dịch viên
Phần lớn những mô tả về dịch thuật tập trung làm sáng tỏ hay giải thích vai trò của phiên dịch viên. Những người biết nhiều hơn một ngôn ngữ trong nhiều ngữ cảnh có cơ hội theo đuổi công việc dịch thuật. Thông dịch viên chuyên nghiệp thường miêu tả vai trò của họ như những người ở giữa, bằng cách sử dụng phép ẩn dụ cùng với ngôn ngữ ẩn dụ, họ giống như cầu nối trong giao tiếp giữa hai người. Công việc này rất là phức tạp: thông dịch viên đòi hỏi phải diễn đạt lại thông tin nguồn từ người này cho người kia thật chính xác, không được dịch theo cảm tính. Nói cách khác, thông dịch viên phải ngay lập tức đưa ra thông tin mà không làm thay đổi nội dung của nó trong khi vẫn giữ được vị trí cân bằng và trung lập của mình. Cụ thể, thông dịch viên không được đặt ra vấn đề, thay đổi nó, tự đặt câu hỏi, xen ý kiến của mình vào hay đưa ra những lời khuyên. Công việc của họ có thể hình dung được qua các hình ảnh ẩn dụ như: máy móc, cái cửa sổ, cây cầu hay đường dây điện thoại, tất cả đều nhằm làm đơn giản hóa vai trò của người thông dịch bằng việc sử dụng những hình ảnh tương đồng đơn giản hơn.
Trong khi những ẩn dụ này rõ ràng đáp ứng nhu cầu khi cần thiết, chúng cũng mang thông tin kép. Một mặt, những mô tả này hướng đến việc diễn đạt sự khó khăn trong công việc dịch thuật trong khi lại nhắc nhở mọi người rằng thông dịch viên sẽ không tham gia vào cuộc nói chuyện trên phương diện cá nhân ở bất cứ mức độ nào; đồng thời, những mô tả cũng thúc đẩy người dịch trở nên linh hoạt hơn, điều này thường có nghĩa là sự tham gia vào cuộc trò chuyện. Trong khi những mô tả và tiêu chuẩn về đạo đức khi phiên dịch, lúc thì bao quát, lúc thì tường tận chi tiết những điều thông dịch viên không nên làm hay hiếm khi làm, nếu có, giải thích những gì mà họ có thể làm – đây chính là ý nghĩa của sự linh hoạt. Kết quả là, không ai thực sự hiểu rõ mức độ mà thông dịch viên có thể can thiệp vào trong lúc phiên dịch.
Một trong những lý do thông dịch viên sử dụng phép ẩn dụ là vì trên thực tế, mối quan ngại lớn nhất trong ngành của họ là việc mô tả quá trình nhận thức và các biểu hiện về mặt ngôn ngữ gắn liền với hoạt động phiên dịch. Phép ẩn dụ được sử dụng để mô tả quá trình trên giúp giải thích vai trò của thông dịch viên. Ví dụ, Solow (1980: ix), một người đào tạo thông dịch viên đã viết như sau:
“Phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu giống như cầu nối giao tiếp giữa mọi người với nhau và đó là điều duy nhất họ làm. Ta có thể thấy sự tương đồng trong việc sử dụng điện thoại – ở đây ta ám chỉ phiên dịch viên như là chiếc điện thoại với vai trò cầu nối giữa hai người ở 2 đầu dây và bản thân nó (điện thoại) không gây bất kỳ ảnh hưởng nào lên lên 2 bên nói chuyện”.
Phần lớn các mô tả tập trung vào sự truyền đạt ý nghĩa chứ không phải truyền đạt hình thức. Phiên dịch viên ngôn ngữ nói là đầu tiên tiếp nhận thông tin và truyền đạt ý nghĩa của nó cho người khác, đây là công việc không hề đơn giản như việc giải mã. Seleskovitch (1978) đã tìm hiểu những yếu tố hình thành nên ý nghĩa, ví dụ như nền tảng kiến thức, sự thấu hiểu người nói, chủ đề và mục đích truyền đạt thông tin. Tuy nhiên, trong khi nó (việc tìm ra được những yếu tố hình thành ý nghĩa) là việc hữu ích (giúp chia nhỏ việc xử lý thông tin của phiên dịch viên) và là sự công nhận một vài yếu tố của ngôn ngữ học xã hội; quá trình này chủ yếu dựa trên nhận thức mà bỏ sót/loại trừ đi nhiều hơn những yếu tố mà nó bao gồm bởi vì nó giả định rằng việc phiên dịch hội nghị là điểm tựa của dịch thuật. Đây là quan điểm đơn lẻ về một dạng đặc biệt của công việc phiên dịch – phiên dịch hội nghị – bị giới hạn bởi nó tập trung vào việc nhận thông tin từ một người nói duy nhất rồi chuyển hóa và truyền đạt chúng đến những người nghe bị động và không mấy quan trọng.
Trái ngược với hai quan điểm trên, những gì mà phiên dịch viên thực sự biết và làm rất là phức tạp, không chỉ dựa trên quan điểm của quy trình về mặt ngôn ngữ tâm lý, mà còn dựa trên môi trường làm việc của họ nói chung. Phiên dịch viên không đơn thuần xử lý thông tin và truyền đi truyền lại chúng một cách bị động. Công việc của họ đòi hỏi kiến thức về hệ thống tổ chức, hệ thống ngữ pháp và diễn ngôn, hệ thống ngôn ngữ sử dụng cũng như hệ thống thích nghi để thực hiện công việc thành công và trước sau như một.
Bất cứ ai đọc báo, sách hay bản tin về dịch thuật sẽ sử dụng thay thế các khái niệm: người hỗ trợ giao tiếp, người môi giới, người trung gian về mặt ngôn ngữ học, hay người giao tiếp 2-3 ngôn ngữ – để thể hiện vai trò của phiên dịch viên. Brislin (1976) đề xuất sự làm rõ ý sau đây: “dịch thuật là truyền đạt ý nghĩ, ý tưởng từ một ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, bất kể ngôn ngữ được thể hiện bằng lời nói hay bằng ký hiệu; bất kể ngôn ngữ/hệ thống ký hiệu (chính tả) hay không có sự tiêu chuẩn hóa; bất kể 1 hoặc cả 2 ngôn ngữ đều dựa trên ký hiệu – ngôn ngữ ký hiểu sử dụng bởi người khiếm thính” (1976: 1). Vai trò của phiên dịch viên nhiều hơn so với người vận chuyển thông tin, khi người viết đề cập đến những thuật ngữ của họ và ý nghĩa của chúng, nhiều sự chú ý được hướng tới hình thức của ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích; sự tương đương về mặt nội dung của sản phẩm ở ngôn ngữ đích với thông tin ở ngôn ngữ nguồn.
- Phiên dịch viên như người hỗ trợ
Các thành viên gia đinh và bạn bè đã phiên dịch cho người Điếc được một thời gian dài. Họ đơn thuần chỉ coi mình là những người giúp đỡ. Frisshberg (1986: 10) giải thích sự phát triển của phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu:
“Phiên dịch cho người Điếc, tất nhiên, luôn diễn ra tại văn phòng của bác sĩ, tại nhà thờ hay một vài địa điểm khác. Một vài người được trả công cho thời gian và công việc họ làm; rất ít người trong số họ được đào tạo một cách chính quy (về công việc mà họ đảm nhiệm). Thông thường thì phiên dịch viên là thành viên trong gia đình, hàng xóm hay bạn bè – (họ có thể giúp đỡ trong vai trò người thân/họ hàng) bằng cách giúp xử lý những khó khăn trong khi giao tiếp”.
Vào khoảng thời gian trước những năm 1960, không có sự phân biệt giữa người giúp đỡ và phiên dịch viên. Người giúp đỡ có thể tự do đưa ra lời khuyên, dịch thông điệp của người Điếc đến người nghe và đưa ra quyết định hộ một/hai bên. Giúp đỡ theo cách này, trong khi nhiều người cảm thấy rất ngưỡng mộ, nó lại phản ánh quan điểm cho rằng cá nhân người Điếc họ không có khả năng thực hiện công việc của họ nếu như không có sự can thiệp, giúp đỡ từ người khác (phiên dịch viên).
- Phiên dịch viên có vai trò đường dẫn
Sự thay đổi trong kỳ vọng của người tiêu dùng và nhu cầu cần thiết của nghề để nhìn nhận bản thân nó như dịch vụ dịch chuyên nghiệp đã mang đến mô tả thứ 2 – mô hình đường dẫn – qua đó phiên dịch viên sử dụng khái niệm “máy móc” để miêu tả mình.
Cái ý tưởng “máy móc” này khá hữu dụng bởi nó tách biệt với quan điểm “người giúp đỡ”. Nó chỉ ra cái mong muốn được nhìn nhận như dịch vụ dịch chuyên nghiệp của phiên dịch viên trong khi cố gắng thoát ra khỏi việc tiếp nhận vai trò đưa ra quyết định cho cả hai bên tham gia sự kiện. Ví dụ, “the Code of Ethics” (1965) nói rằng phiên dịch viên “nên giữ vững thái độ không thiên vị trong suốt quá trình dịch…,” và “anh ta nên hiểu nhiệm vụ/chức năng của mình và không được đi quá trách nhiệm của mình”. Mặc dù những ý trên không nêu ra khái niệm “máy móc”, nhưng chúng hoàn toàn chỉ ra rằng phiên dịch viên có những trách nhiệm nhất định, và họ nên tránh thể hiện quan điểm cá nhân – cảm tính vào bài dịch.
Có thể dự đoán được những mâu thuẫn nảy sinh trong cách nhìn nhận vai trò của phiên dịch viên qua phương thức làm việc giống như “đường dẫn” cùng với những chỉ dẫn đầy mâu thuẫn. Witter-Merithew giải thích, “Phiên dịch viên không thừa nhận trách nhiệm khi sự kiện không thành công và các khách hàng bắt đầu cho rằng phiên dịch viên là những người hờ hững/không nhiệt tình và tư lợi” (1986: 12). Cô ấy biện luận rằng mô tả đường dẫn cho phép phiên dịch viên phủ nhận/chối bỏ trách nhiệm đối với bất kỳ kết quả nào của sự kiện, dẫn đến sự kiện không thành công và tạo nên những định kiến không tốt về sự kiện trong mắt khách hàng. Vì những lý do này, phiên dịch viên bắt đầu tìm kiếm cho mình một sự mô tả rõ ràng hơn về vai trò thực sự của họ.
Hầu hết người tham gia dịch thuật đều rút ra được kinh nghiệm rằng những gì họ làm thực sự nhiều hơn là việc thay đổi cấu trúc ngôn ngữ hay đưa ra những điều chỉnh văn hóa trong phạm vi ngôn ngữ tại các cuộc gặp. Sự chuyên nghiệp ngày càng trở thành tâm điểm cho những khái niệm thực tế vốn dĩ đã chứa đầy mâu thuẫn. Một mặt, tại lĩnh vực này, cụ thể là phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu, đã hình thành những chuẩn mực của sự chuyên nghiệp tương đối cứng nhắc dành cho hoạt động cũng như kỳ vọng cho các sự kiện – những điều này dựa trên cách nhìn nhận của những hoàn cảnh chỉ có một người phát ngôn – nơi mà thông tin truyền đạt chủ yếu theo một chiều và người nhận thông tin dường như bị động. Mặt khác, gần như tất cả các phiên dịch viên đến bây giờ đã nhận ra sự khác nhau về vai trò cũng như chức năng của sự phiên dịch, tất cả đều đi từ nhỏ đến lớn, từ những hoàn cảnh thực tế nơi mà phiên dịch viên hoàn toàn chủ động trong giao tiếp giữa hai đối tượng khác. Có thể dễ dàng thấy điều này tại những bản tin trong nước, tài liệu tại các hội nghị hay ngay trong sách hướng dẫn dịch thuật (Frishberg, 1986: 28)
Phiên dịch viên cần đảm nhiệm công việc đó như một phần vai trò của họ, giống như những “sợi chỉ giao tiếp” (communication cop), bởi bì họ là người sử dụng được 2 ngôn ngữ trong hoàn cảnh đó, họ biết cách tính toán thời gian, biết cách điều chỉnh nhịp điệu cuộc nói chuyện, biết cách dùng ngôn ngữ và biết khi nào là thời điểm phù hợp.
Mô hình dựa trên khuôn khổ của phương thức truyền đạt như “đường dẫn” chỉ ra rất nhiều yếu tố giúp ta xác định ý nghĩa.
Một lý do khác lý giải cho việc mô hình (trên) không thành công là vì […], mặc dù chúng ta thường nghĩ rằng công việc cơ bản của phiên dịch viên chỉ diễn ra khi có sự trao đổi ngôn ngữ – vai trò của họ dưới vai trò của người đối thoại, Condon và Fathi (1975: 206) giải thích:
Đó là,, những phát ngôn từ cá nhân, không phải từ bản thân loại ngôn ngữ đó; nó phải được diễn đạt lại dựa trên những từ ngữ được chọn lọc chứ không phải theo bất cứ cách nào dễ hiểu bằng ngôn ngữ đó. Việc diễn giải lại bằng chính ngôn ngữ đó và cùng hệ thống ý nghĩa của người nói là tương đối khó khăn; rõ ràng rằng nó còn khó hơn việc diễn tả bằng ngôn ngữ khác nhiều lần; do có sự khác nhau rõ ràng về các mặt như hệ thống giá trị, và nó có khả năng bị biến đổi trong giọng điệu khác.
Giả sử như 2 người nói hoàn toàn không hiểu ngôn ngữ của nhau, chỉ có duy nhất một người có thể giúp duy trì, điều chỉnh, sửa chữa nếu cần thiết những khác biệt trong cấu trúc và cách dùng từ, người đó chính là phiên dịch viên. Bởi vì họ là những người duy nhất sử dụng được cả 2 loại ngôn ngữ trong hoàn cảnh này, chỉ có họ mới có kiến thức về sự khác biệt trong chiến lược ngôn ngữ học hay cơ chế quản lý/điều chỉnh cuộc đối thoại. Điều này có nghĩa rằng họ là những người tham gia thứ 3, chủ động, có khả năng gây ảnh hưởng lên hướng đi và kết quả của sự kiện; và bản thân sự kiên là một nơi diễn ra sự giao thoa về văn hóa và giữa các cá nhân với nhau chứ không đơn thuần là sự kiện mang tính kỹ thuật và diễn ra theo một cách máy móc.
- Phiên dịch viên như người hỗ trợ giao tiếp
Khi mô tả máy móc thất bại trong việc mô tả vai trò của phiên dịch viên, phiên dịch viên và người đào tạo chuyển sự chú ý của họ sang lĩnh vực học thuật nhằm tìm kiếm những cách nhìn khác. Những người trong nghề chuyển sang mô hình thứ 3- người hỗ trợ giao tiếp, dựa trên quan điểm mang tính lý thuyết cung cấp bởi lĩnh vực (giao tiếp/truyền thông) được thúc đẩy bởi hệ thống cấp bậc của nhân viên RID – mục tiêu của họ là cung cấp dịch vụ dịch cho bất cứ người Điếc nào bất kể phương thức giao tiếp nào mà họ sử dụng; điều này có nghĩa là bất kể họ có dùng ngôn ngữ ký hiệu hay không, họ có sử dụng ASL hay hệ thống ký hiệu sáng chế khác. Mô tả hỗ trợ, xây dựng trên những khái niệm cơ bản của lý thuyết giao tiếp, đã định nghĩa sự kiện giao tiếp về cơ bản như là tổ hợp gồm người gửi tin, thông tin và người nhận tin. Bằng cách sử dụng khái niệm này, phiên dịch viên được lồng vào đường truyền – nơi tạo điều kiện cho việc truyền đạt thông tin từ người gửi đến người nhận diễn ra khi mà 2 người họ không sử dụng cùng một ngôn ngữ (Ingram 1947). Khái niệm người hỗ trợ được đưa ra bởi sự phát triển của cộng đồng người Điếc và giới chuyên gia – những người làm việc với họ, Không chỉ ASL được chấp nhận như là ngôn ngữ tự nhiên của người Điếc, những quan điểm ngôn ngữ chung quanh cách sử dụng ASL cũng bắt đầu thay đổi, và lần đầu tiên, ASL được chấp nhận ngay cả ở bên ngoài cộng đồng Điếc. Sự phản đối kịch liệt nhanh chóng nổi lên, khi mà không phải tất cả người Điếc đều sử dụng ASL; nhiều người trong số họ ưa thích sử dụng lời nói được hỗ trợ bởi ký hiệu do năng lực tiếng Anh của họ; và nhiều người trong số họ không sử dụng ký hiệu một tí nào, dù vậy bất kể sở thích giao tiếp nào đi chăng nữa, họ đều xứng đáng có được dịch vụ hỗ trợ phiên dịch. “Đường truyền” nay đã trở thành “ngôn ngữ và một hình thức giao tiếp mang tính chuyên môn cao” và chúng giúp cho sự giao tiếp trở nên dễ dàng hơn bởi chúng có thể thích nghi được với mọi hệ thống ngôn ngữ cụ thể sử dụng bởi các cá nhân Điếc.
Những ý tưởng này đã được củng cố, hệ thống hóa thành một bản cập nhật từ văn bản ban đầu (sơ cấp) của lĩnh vực, được tái bản lại vào năm 1980. Thêm vào đó “Chức năng duy nhất của phiên dịch viên là hỗ trợ giao tiếp. Cô ấy/anh ấy không nên tham gia với tư cách cá nhân bởi vì làm vậy là chứng tỏ cô ấy/anh ấy chấp nhận trách nhiệm về kết quả, cái mà đúng ra không thuộc về họ”. Những chuẩn mực (code) này cho đến nay vẫn có tác dụng. Điều thiếu sót là tính mạch lạc, giới hạn rạch ròi cho các chức năng của ngôn ngữ mà được phiên dịch viên thể hiện để đạt được mục đích giao tiếp, tuy nhiên những chức năng này vẫn chưa rõ ràng, chúng nằm ngoài vai trò của phiên dịch viên. Rõ ràng rằng khi phiên dịch, phiên dịch viên vẫn thực hiện sự truyền tải từ hình thức này sang hình thức khác.
- Phiên dịch viên như là chuyên gia về ngôn ngữ và văn hóa (từ 2 trở lên)
Giai đoạn cuối những năm 70, đầu những năm 80, phần lớn các mô tả về phiên dịch viên thừa nhận rằng phiên dịch viên cần hết sức nhạy cảm vì thực tế là họ đang thực hiện giao tiếp trong môi trường có sự giao thoa văn hóa và giao thoa ngôn ngữ. Cokely (1984) nói rằng: “Rõ ràng là trước khi một cá nhân có thể phiên dịch qua lại giữa 2 ngôn ngữ/nền văn hóa, anh ta phải là người biết nói 2 ngoại ngữ và hiểu biết về 2 nền văn hóa (1984: 140). Mô tả về sự nhạy cảm về văn hóa bao gồm việc nhận thức/chú ý đến sự khác nhau của ngôn ngữ giữa các cùng miền, các địa phương; sự khác biệt trong việc không sử dụng lời nói, quan điểm khác nhau về thời gian.
Phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu và phiên dịch viên ngôn ngữ nói đã cùng tham gia hội nghị về Đào tạo phiên dịch viên (1983) để chia sẻ sự tương đồng của quá trình phiên dịch mà họ ngày càng nhận thức được rõ hơn, kết quả dẫn đến sự tương đồng trong đào tạo phiên dịch viên. Tại hội nghị (1983) này, Arjona trình bày bài viết của mình, ở đó, cô khẳng định việc đào tạo phiên dịch viên là nỗ lực liên quan đến lĩnh vực học thuật, tập trung xoay quanh sự thành thạo trong việc sử dụng kỹ năng có qua việc giao tiếp. Cô ấy biện luận cho phân tích dựa trên công việc hướng đến việc nghiên cứu dịch thuật.
Giao tiếp trong môi trường đa văn hóa
Khi làm việc với gia đình có trẻ điếc, hoặc làm việc trong nhóm cùng trẻ điếc nhỏ tuổi, phiên dịch viên cần phải hiểu rõ, đó là môi trường rất đa dạng với những đặc điểm văn hóa và ngôn ngữ khác nhau. Những đặc điểm này có thể liệt kê dưới đây:
Trình độ học vấn. Trẻ điếc sống trong gia đình có bố mẹ, người thân có trình độ học vấn cao sẽ thuận lợi hơn trẻ sống trong gia đình có học vấn thấp. Người thân có kiến thức chuyên môn, có ý thức tìm kiếm các thông tin liên quan đến sự phát triển của trẻ có ý nghĩa đặc biệt đến sự phát triển của trẻ. Sự thay đổi trong thái độ của gia đình thưởng được thể hiện qua những bước: sốc khi nghe tin có biểu hiện bất thường; đổi lỗi; tìm cách ‘cứu chữa”; chấp nhận sự thực về tình trạng của trẻ; tìm kiếm sự hỗ trợ,… Trong từng trường hợp cụ thể, phiên dịch viên có thể gặp những trường hợp trái ngược nhau: 1) Phụ huynh tin tưởng và chấp nhận, tạo điều kiện để con mình phát triển giao tiếp bằng ngôn ngữ kí hiệu như những người điếc thành đạt; 2) Phụ huynh không chấp nhận việc con mình phát triển giao tiếp theo con đường ngôn ngữ kí hiệu mà mong muốn con mình học nói. Do vậy, khi phiên dịch viên đến gia đình sẽ gặp phải thái độ thờ ơ, không nhiệt tình với công việc của phiên dịch viên.
Điều kiện kinh tế. Gia đình của trẻ Điếc có đặc điểm về kinh tế khác nhau. Điều này ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và học tập của trẻ. Thu nhập của gia đình, điều kiện và môi trường làm việc của người thân cũng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ. Nhiểu gia đình, mặc dù rất thương yêu con, song vì áp lực của cuộc sống cần phải làm việc nhiều nên không có điều kiện chăm sóc lo liệu cho con mình.
Tập quán sinh hoạt, gia phong của gia đình cũng ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của trẻ. Sự gò bó phải tuân theo những qui định của gia đình, những điều cấm kỵ không được làm cũng ảnh hưởng đến thái độ hợp tác, tương tác của trẻ với phiên dịch viên.
Niềm tin, tín ngưỡng là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến thái độ hợp tác của gia đình. Nhiều gia đình coi có con điếc là do “số phận” nên không nhiệt tình với việc hỗ trợ phiên dịch viên. Cá biệt, khi có con Điếc xuất hiện trong gia đình, việc làm ăn của bố mẹ trẻ trở nên phát đạt, nên cũng thờ ơ với việc hợp tác với phiên dịch viên.
Quá trình sử dụng cử chỉ điệu bộ trong hỗ trợ con giao tiếp cũng là yếu tố quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Cử chỉ điệu bộ có thể cung cấp thông tin quan trọng của tư duy, giúp trẻ hình thành các khái niệm về không gian và thời gian, giúp trẻ học ngôn ngữ và hình thành kỹ năng xã hội. Nếu trẻ được giao tiếp ở gia đình bằng cử chỉ điệu bộ, trẻ sẽ phát triển tốt hơn.
Đánh giá nội dung 2:
- Hãy phân tích vai trò của phiên dịch trong các mô hình phiên dịch.
- Hãy phân tích vai trò của văn hóa của gia đình đến sự phát triển của trẻ.