Mô đun 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ ĐIẾC TRƯỚC TUỔI ĐẾN TRƯỜNG (2)

Mô đun 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ ĐIẾC TRƯỚC TUỔI ĐẾN TRƯỜNG (2)

Bài 2: Ngôn ngữ kí hiệu và vai trò của ngôn ngữ kí hiệu đối với sự phát triển của trẻ điếc

  1. Mục tiêuSau khi học xong học viên có khả năng:
  • Trình bàyđược khái niệm NNKH và một số đặc điểm ngữ pháp của NNKH
  • Nêu được vai trò của NNKH đối với sự phát triển của trẻ điếc
  1. Thời gian: 8 tiết (Lý thuyết: 5 tiết – Thực hành: 3 tiết)

III. Phương tiện, đồ dùng dạy học

– Băng hình kí hiệu, clip hội thoại của người điếc

– Máy chiếu/ti vi

  1. Nội dung

4.1. Ngữ pháp/Cú pháp tiếng Việt (trật tự từ trong câu của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.

Câu do hai thành phần chính tạo nên, thường được gọi là chủ ngữ và vị ngữ. Theo cách hiểu trên chủ ngữ và vị ngữ vừa là thành phần câu, vừa là chức năng ngữ pháp trong mối quan hệ giữa chúng với nhau. Câu có hai thành phần chính là chủ ngữ và vị ngữ:

Ví dụ: Trời Mưa
  Chủ ngữ Vị ngữ

Trong câu còn có thành phần khác gọi là thành phần phụ hay còn gọi là thành phần thứ yếu của câu, đó là trạng ngữ, bổ ngữ. Câu có thành phận phụ là trạng ngữ, trạng ngữ thường đứng ở đầu câu:

Ví dụ: Hôm nay, Trời mưa
  Trạng ngữ Chủ ngữ Vị ngữ

 

Câu có thành phận phụ là bổ ngữ, bổ ngữ thường đứng sau động từ/tính từ là vị ngữ:

 

Ví dụ: Hôm nay, Trời mưa rất to
  Trạng ngữ Chủ ngữ Vị ngữ

 

Bổ ngữ

Số từ thường đứng trước danh từ:

Ví dụ:

  • Nhà bạn Nam nuôi 10 con gà
  • Em có 3 quyển sách

4.2. Khái niệm NNKH và 5 đặc tính của NNKH 

Hoạt động: Tìm hiểu khái niệm NNKH và 5 đặc tính của NNKH

  • Nêu ý hiểu của mình về NNKH và đặc tính của NNKH
  • Thảo luận nhóm: 2 người

Thông tin phản hồi dành cho hoạt động 1

NNKH là ngôn ngữ sử dụng hình dạng bàn tay, chuyển động cơ thể, cử chỉ điệu bộ và sự thể hiện trên khuôn mặt để giao tiếp trao đổi kinh nghiệm, suy nghĩ, nhu cầu và cảm xúc của người điếc.

NNKH là ngôn ngữ bẩm sinh và tự nhiên của người Điếc, được cộng đồng người Điếc ưa chuộng. Nó là phương tiện giao tiếp phức tạp và toàn diện như bất cứ một ngôn ngữ nào. Nó cũng là phương tiện được mã hóa chuyển tải thông tin và bị chi phối bởi các quy tắc ngữ pháp. Tuy nhiên, không giống như ngôn ngữ nói, NNKH không chuyển tải thông điệp qua phương tiện truyền âm mà qua phương tiện hình ảnh còn được gọi là ngôn ngữ thị giác. Cũng giống như ngôn ngữ khác, NNKH có quy tắt ngữ pháp riêng, nét mặt và cử động của cơ thể làm rõ thêm nghĩa của các kí hiệu.

Vị trí làm kí hiệu

Kí hiệu được tạo ra ở nhiều vị trí khác nhau, sau đây là một số vị trí cơ bản của NNKH Việt Nam:

STT Vị trí làm kí hiệu Ví dụ STT Vị trí làm kí hiệu Ví dụ
1 Phía trước cơ thể Kí hiệu: tuổi 11 Dưới cằm Kí hiệu: con lợn
2 Đỉnh đầu (đầu) Kí hiệu: mũ 12 Cổ Kí hiệu: ngon
3 Trước mặt Kí hiệu: bảng 13 Ngực Kí hiệu: mệt
4 Trán Kí hiệu: ốm 14 Bụng Kí hiệu: đói
5 Mắt KH: mắt/nhìn 15 Vai Kí hiệu: ba lô
6 Mũi Kí hiệu: thơm 16 Cánh tay Kí hiệu: bảo vệ
7 Kí hiệu: mẹ 17 Khuỷu tay Kí hiệu: rễ cây
8 Tai KH: con gái 18 Cẳng tay Kí hiệu: nghèo
9 Miệng Kí hiệu: nói 19 Cổ tay Kí hiệu: bệnh
10 Cằm Kí hiệu: bố 20 Bàn tay Kí hiệu: lá cây
  • Hình dạng bàn tay
Hình dạng bàn tay mô phỏng sự vật, hiện tượng và hành động, có thể là mô phỏng một phần hoặc một số khía cạnh của sự vật, hiện tượng. Ví dụ kí hiệu “con chó” (các ngón tay của hai bàn tay duỗi thẳng, khép lại, đặt vào hai bên cạnh đầu, lòng bàn tay hướng về phía trước, đầu các ngón tay hướng lên trên) mô phỏng hai tai của con chó.  

Con chó

 

Ngoài ra, một số hình dạng bàn tay do người làm tự sáng tạo ra không có lý do giải thích. Ví dụ kí hiệu “Tốt” (ngón cái của tay phải mở ra, hướng thẳng lên trên, các ngón tay khác nắm lại, lòng bàn tay hướng sang trái).

Tốt

 

 

 

 

 

Tốt

  • Hướng lòng bàn tay
         Chiều hướng của bàn tay khi làm kí hiệu bao gồm chiều hướng của lòng bàn tay và chiều hướng của các ngón tay. Ví dụ: kí hiệu “con thỏ” (ngón trỏ và ngón giữa của hai tay duỗi thẳng, khép lại, các ngón khác nắm lại, đặt vào hai bên cạnh đầu, lòng bàn tay hướng về phía sau; gập hai ngón tay lên xuống 2 – 3 lần). Nếu như bỏ qua, không miêu tả đặc tínhlòng bàn tay hướng về phía sau thì có thể có rất nhiều người sẽ đặt lòng bàn tay hướng về phía trước, như vậy có thể sang nghĩa khác.  

Con thỏ
  • Chuyển động của tay

Sự chuyển động của tay là những cử động của tay khi làm kí hiệu. Ngoài một số ít kí hiệu, tay không chuyển động (tay giữ nguyên), hầu hết các kí hiệu đều có chuyển động nhất định của tay. Sự chuyển động của tay rất phong phú, đa dạng, bao gồm những chuyển động tại chỗ (cử động của các ngón tay) và di chuyển (chuyển động của tay lên trên, xuống dưới, sang trái, sang phải, chuyển động từ người làm kí hiệu ra xa, chuyển động từ ngoài hướng vào phía người làm kí hiệu…), chuyển động của một tay, chuyển động của hai tay. Tuy nhiên, có thể chia làm 2 nhóm chuyển động cơ bản sau: Chuyển động đơn (một chuyển động/một lần làm kí hiệu): Ví dụ: kí hiệu “ông” tay thuận để phía dưới cằm, lòng bàn tay hướng vào người, các ngón tay từ từ khum tròn lại đồng thời kéo tay xuống dưới một lần (một chuyển động – chuyển động đơn); Chuyển động kép (từ 2 lần chuyển động trở lên/một lần làm kí hiệu). Ví dụ, kí hiệu “mưa” tay thuận đưa lên ngang tầm thái dương, lòng bàn tay úp xuống, đầu các ngón tay hơi chụm vào nhau, đưa tay xuống đồng thời các ngón tay hơi mở ra, rồi lại đưa tay lên trên (lặp lại 2- 3 lần, gọi là chuyển động kép).

Yêu

1. Không chuyển động

Ông

2. Chuyển động đơn

Khóc

3.Chuyển động kép

  • Sự diễn tả không bằng tay (cử chỉ điệu bộ, nét mặt)

Sự diễn tả không bằng tay chính là những cử chỉ, điệu bộ nét mặt, cử động của cơ thể kèm theo.

Sự diễn tả không bằng tay gắn chặt với việc làm kí hiệu trong quá trình giao tiếp. Đây là một thành tố rất đặc trưng trong NNKH. Nhờ có những cử chỉ, điệu bộ nét mặt, những chuyển động cơ thể đó giúp người giao tiếp có thể hiểu được chính xác thông điệp được gửi tới.

Ví dụ: Kí hiệu “Vui”, nét mặt thể hiện sự vui vẻ. Kí hiệu “Khó”, nét mặt hơi nhăn lại, thể hiện sự khó khăn.

4.3. Đặc điểm ngữ pháp/Cú pháp của NNKH Việt Nam

Hoạt động 1: Tìm hiểu một số đặc điểm ngữ pháp của NNKH

  • Nêu những đặc điểm ngữ pháp của NNKH của anh/chị biết?
  • Thảo luận nhóm

Thông tin phản hồi dành cho hoạt động 1

Hệ thống NNKH hình thành và phát triển trên cơ sở giao tiếp và nền văn hóa của người Điếc trong cộng đồng, nó không phụ thuộc vào ngôn ngữ nói của đất nước đó. NNKH có tất cả những đặc tính như ngôn ngữ nói, bao gồm âm vị học, hình vị học, cú pháp và ngữ nghĩa. Cấu trúc ngữ pháp của NNKH có cái có thể nhìn thấy và biểu đạt bằng tay thay vì nghe và nói, những cũng có thể mô tả bằng lí thuyết của âm vị học đang được dùng bằng tay như âm vị siêu đoạn tính tự động. NNKH của mỗi quốc gia có quy luật ngữ pháp không giống nhau, nó luôn được phát triển trong cộng đồng và văn hoá của người Điếc thông qua giao tiếp của những người Điếc trong cộng đồng và nền văn hoá của họ

Cũng như ngôn ngữ nói, NNKH của từng quốc gia, thậm chí là từng khu vực trong một quốc gia rất khác nhau. Điều đó là do mỗi quốc gia, khu vực có lịch sử, văn hóa, tập quán khác nhau nên ký hiệu để biểu thị sự vật hiện tượng cũng khác nhau. Chẳng hạn, cùng chỉ tính từ màu hồng NNKH ở Hà Nội xoa tay vào má (má hồng), ở Thành phố Hồ Chí Minh chỉ vào môi (môi hồng). Điều tương tự cũng diễn ra khi có sự khác biệt lớn hơn trên từng quốc gia, dẫn tới sự khác biệt của hệ thống từ vựng và ngữ pháp của NNKH giữa các nước.

Tuy nhiên, ngôn ngữ ký hiệu ở mọi nơi trên Thế giới đều có những điểm tương đồng nhất định. Ví dụ: ký hiệu ‘uống nước’ thì nước nào cũng làm động tác giống như cầm cốc uống nước đưa lại gần miệng; ký hiệu ‘lái ô tô’ làm động tác giống như cầm vô lăng ô tô quay quay, v.v. Mỗi người (dù nghe bình thường hay điếc) đều có sẵn 30% sử dụng cử chỉ điệu bộ. Do NNKH phát triển mạnh hơn trong cộng đồng người Điếc, nên những người thuộc cộng đồng này của hai nước khác nhau có thể giao tiếp với nhau tốt hơn hai người bình thường nhưng mà không biết ngoại ngữ.

Những nhà nghiên cứu chuyên ngành về NNKH đã kết luận: NNKH được sử dụng bởi cộng đồng người Điếc là ngôn ngữ hoàn toàn phong phú và có giá trị như ngôn ngữ nói của người nghe bình thường, nhưng có cấu trúc ngữ pháp không giống ngôn ngữ nói hay ngôn ngữ viết. Sau đây là một số đặc điểm về cấu trúc ngữ pháp của ngôn ngữ kí hiệu:

 Cụm danh từ: Số từ và danh từ

Ngôn ngữ nói NNKH
Số từ  _ danh từ Danh từ _ số từ
Ví dụ:4/ sinh viên Ví dụ: sinh viên/ 4

* Từ ghép

Ngôn ngữ nói, các từ ghép được tạo ra bằng việc phát âm riêng lẻ từng tiếng. Ví dụ từ “Hoa hồng” sẽ phát âm thành 2 tiếng “hoa” và “hồng”. NNKH, rất nhiều kí hiệu các từ ghép được tạo ra bằng cách lắp ghép đơn thuần các kí hiệu riêng lẻ lại với nhau (làm kí hiệu “hoa” trước, làm kí hiệu “hồng” sau).

Ngôn ngữ nói NNKH
Hoa hồng= Hoa + hồng Hoa hồng: Làm kí hiệu “hoa” trước, kí hiệu “hồng” sau:

Hoa hồng

* Cụm tính từ

Ngôn ngữ nói, một số tính từ thường kết hợp với một tiếng khác để tạo thành các từ láy, có ý nghĩa diễn tả mức độ, sắc thái. Ví dụ: tính từ “vui” có thể kết hợp với “vẻ” để tạo thành từ “vui vẻ”. Trong ngôn ngữ nói, khi phát âm, phải phát âm thành 2 tiếng “vui, vẻ”. Tuy nghiên, trong NNKH, chỉ diễn tả nghĩa gốc của từ, nghĩa là chỉ làm kí hiệu “vui”, không làm kí hiệu “vẻ”.

Ngôn ngữ nói NNKH
Vui vẻ = Vui + vẻ
Vui

Vui vẻ = Vui

 

 

* Câu đơn

Ngôn ngữ nói NNKH
Chủ ngữ _Động từ_Tân ngữ Chủ ngữ_Tân ngữ_Động từ
Tôi/thích/màu đỏ Tôi/màu đỏ/thích

* Câu hỏi

Đối với câu hỏi, trật tự làm kí hiệu các từ để hỏi (Tại sao?, Thế nào?, Bao nhiêu?…) cũng có sự khác biệt so với ngôn ngữ nói. Trong ngôn ngữ nói, các từ để hỏi có thể đứng ở đầu câu, ví dụ “Tại sao bạn đi học muộn?”; hoặc đứng ở giữa câu, ví dụ “Bạn bao nhiêu tuổi?”; cũng có thể đứng ở cuối câu, ví dụ “Nhà bạn ở đâu?”. Nhưng trong NNKH, các từ để hỏi thường được làm kí hiệu sau cùng.

Ngôn ngữ nói NNKH
Gia đình/bạn/có/bao nhiêu/người? Bạn/gia đình/người/bao nhiêu?
Nhà/bạn/ở đâu? Bạn/nhà/ở đâu?
Ai đi học muộn? Đi học/muộn/Ai?

* Câu phủ định

Trong ngôn ngữ nói, các từ phủ định luôn được nói trước một động từ. Trong NNKH, các từ phủ định luôn được làm kí hiệu sau cùng.

Ngôn ngữ nói NNKH
Tôi/không/thích/màu đỏ. Tôi/màu đỏ/thích/không.

* Rút gọn kí hiệu

Thứ nhất, trong khi làm kí hiệu, có sự lược bỏ bớt một số thành phần trong câu:

Ngôn ngữ nói NNKH
Tôi/tên//Minh.

Gia đình/bạn//bao nhiêu/người?

Tôi/tên/Min (bỏ “là”)

Bạn/gia đình/người/bao nhiêu? (bỏ “có”)

Thứ hai, khi làm kí hiệu thường có xu hướng kết hợp các kí hiệu. Ví dụ: “ăn táo”

Ngôn ngữ nói NNKH
Ví dụ: Ăn táo

Nói tách thành 2 tiếng: “ăn” trước và “táo” sau.

Ví dụ: Ăn táo

Không làm lần lượt từng kí hiệu “ăn” rồi đến “táo” mà làm kí hiệu “táo” ở phía trước miệng kết hợp với động tác nhai của miệng.

Thứ ba, kết hợp tay khi làm kí hiệu

Một kí hiệu có thể diễn tả một ý nghĩa mà nếu trong ngôn ngữ nói có thể phải nói bằng cả một cụm từ hay một câu đầy đủ. Thí dụ: Từ “Trèo cây”, trong NNKH, làm đồng thời cả hai tay, tay trái làm kí hiệu  “cây”, tay phải làm kí hiệu “trèo”, đặt chạm tay phải vào gần khuỷu tay trái, rồi di chuyển tay phải dần lên gần cổ tay trái.

Trèo cây

* Một số kí hiệu động từ

Hướng chuyển động của tay phụ thuộc vào chủ thể hành động là ai: hướng từ người làm kí hiệu đi ra thể hiện người làm kí hiệu là chủ thể thực hiện hành động. Ngược lại, hướng từ phía người ngoài đi vào thì người ngoài là người thực hiện hành động, người làm kí hiệu là người chịu tác động của hành động. Nói cách khác, một số kí hiệu hành động cho biết chủ thể hành động là ai.

Ví dụ: khi muốn diễn tả ý TÔI (bản thân) đưa cho CÔ ẤY (người khác) một vật gì thì chuyển động của tay khi làm kí hiệu là hướng từ phía “tôi” đưa về phía “cô ấy”. Ngược lại, khi muốn diễn tả ý CÔ ẤY (người khác) đưa cho TÔI (bản thân) một vật gì thì tay sẽ hướng từ phía “cô ấy” rồi đưa về phía mình. Tôi cho cô ấy

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu các hình dạng bàn tay và ngón tay, cách kết hợp của NNKH, ngữ pháp của NNKH Việt Nam (3 tiết)

  • Nghiên cứu tài liệu: Báo cáo của cố vấn quốc tế của dự án IDEO về ngữ pháp của ngôn ngữ ký hiệu Việt nam (trang 3 – 30).
  • Thảo luận nhóm: 3 nhóm

Thông tin phản hồi cho hoạt động 2:

Tiến trình:

  • Chuẩn bị: Chia lớp thành 3 nhóm.
  • Nội dung: mỗi nhóm thảo luận 1 chủ đề.
    • Nhóm 1: Hình dạng bàn tay trong NNKH Hà Nội và tp Hồ Chí Minh.
    • Nhóm 2: Cấu trúc âm vị của những NNKH ở Việt Nam
    • Nhóm 3: Cấu trúc ngữ pháp của những NNKH ở Việt Nam
    • Các nhóm trình bày

4.4. Thực hành: Phân tích 5 đặc tính của NNKH và cấu trúc ngữ pháp của NNKH (12 tiết) 

– Quan sát một số clips và phân tích 5 đặc tính của NNKH và các cấu trúc ngữ pháp của NNKH được thể hiện trong các đoạn clips đó.

– Nhóm: 4-5 người.

Thông tin phản hồi cho hoạt động thực hành:

Tiến trình:

  • Chuẩn bị: Chia nhóm, chia bài tập, dựng kịch bản, quay các clips theo yêu cầu bài tập (các nhóm tự quay)
  • Nội dung: mỗi clips có 2 – 3 người điếc đang trò chuyện, giao tiếp với các chủ đề: gia đình, nhà trường, thời tiết, mua sắm…
  • Trình bày theo nhóm trên clips

Kiểm tra cuối modun

  1. Thời gian kiểm tra: 2 tiết.

– Thời gian chuẩn bị: 30 phút (các nhóm cùng chuẩn bị)

– Thời gian trình bày: 10 phút/nhóm (bao gồm các câu hỏi khác của giám khảo)

  1. Hình thức kiểm tra: kiểm tra vấn đáp theo nhóm 4-5 người
  2. Nội dung kiểm tra:

– Nêu 5 thành tố của NNKH

– Phân tích ngữ pháp/cú pháp của NNKH trong các câu dưới đây:

  1. Hôm nay, trời mưa rất to
  2. Bạn Nam học rất giỏi, đặc biệt là môn toán
  3. Ngôn ngữ kí hiệu là phương tiện giao tiếp của người điế

 

Kiến thức chung về giáo dục trẻ điếc