MÔ ĐUN 1: NGÔN NGỮ KÍ HIỆU VÀ VĂN HÓA NGƯỜI ĐIẾC (3)

MÔ ĐUN 1: NGÔN NGỮ KÍ HIỆU VÀ VĂN HÓA NGƯỜI ĐIẾC (3)

CHỦ ĐỀ 2: NGÔN NGỮ KÍ HIỆU VIỆT NAM (Phần 2)

 

Nội dung 2: Đặc điểm ngôn ngữ kí hiệu Việt Nam

– Hoạt động 1: Phân tích đặc điểm của 5 thành tố cấu tạo của ngôn ngữ kí hiệu Việt Nam

+ Các thành tố cấu tạo cơ bản của kí hiệu là gì?

+ Đặc điểm và vai trò của từng thành tố. Cho ví dụ minh họa.

– Thông tin nguồn cho nội dung 2

Năm thành tố cấu tạo cơ bản của kí hiệu, gồm:

  1. Vị trí làm kí hiệu (Location)
  2. Hình dạng bàn tay (Handshape)
  3. Chuyển động của tay (Movement)
  4. Chiều hướng của bàn tay (Orientation)
  5. Sự diễn tả không bằng tay (Non – manual)

Đặc điểm của từng thành tố

Theo nghiên cứu của TS. Xuân Mĩ [1], mỗi thành tố của ngôn ngữ kí hiệu có những đặc trưng và ý nghĩa riêng.

  1. Vị trí làm kí hiệu:

Trong không gian thực hiện kí hiệu có 3 vùng chính: tầm từ ngực đến bụng, tầm từ mắt đến cổ và tầm từ tai đến vai (hình 1).

Untitled
– Do phải dùng mắt (thị giác) để quan sát kí hiệu nên yêu cầu các kí hiệu phải được thực hiện trong khoảng không này – tay được không quá cao, quá thấp, quá xa vị trí trung tâm – việc thực hiện hay quan sát kí hiệu được dễ dàng, giúp giao tiếp thuận lợi hơn. (hình 2)

Untitled

– Bất kỳ kí hiệu nào cũng đều xuất phát từ một trong 17 vị trí thuộc các vùng trên cơ thể, đó là: đầu, trán, mắt, mũi, tai, má, miệng, cằm, cổ, bên trái ngực, bên phải ngực, chính giữa ngực, vùng bụng, cánh tay, khuỷu tay (cùi chỏ), lòng bàn tay và lưng bàn tay (hình 3).

* Nếu vị trí của tay thay đổi thì nghĩa của kí hiệu sẽ thay đổi.

Untitled2. Hình dạng bàn tay

Cấu hình là những hình thái khác nhau của bàn tay khi thực hiện kí hiệu: số ngón tay, độ mở của bàn tay, độ mở của các ngón tay. Chỉ cần một chi tiết khác sẽ dẫn đến một nghĩa hoàn toàn khác.

Ví dụ:

Untitled

NHỮNG CHỮ CÁI CỦA BỘ ĐÁNH VẦN BẰNG TAY TRONG NGÔN NGỮ KÍ HIỆU TP. HCM

Untitled

DẤU MŨ VÀ DẤU THANH CỦA BỘ ĐÁNH VẦN BẰNG TAY Ở NGÔN NGỮ KÍ HIỆU TP.HCM

Untitled

Có hai cách để đánh vần các dấu thanh và dấu mũ ở NNKH Hà Nội và TP. HCM: 1) Cách đầu tiên là đánh vần tất cả các mẫu tự trước rồi đánh vần dấu mũ và dấu thanh sau. 2) Cách sử dụng gần đây: dấu mũ được đánh vần ngay sau chữ cái còn dấu thanh thì được để sau cùng.

NHỮNG CHỮ CÁI CỦA BỘ ĐÁNH VẦN BẰNG TAY TRONG NGÔN NGỮ KÍ HIỆU HÀ NỘI

Untitled

DẤU MŨ VÀ DẤU THANH CỦA BỘ ĐÁNH VẦN BẰNG TAY Ở NGÔN NGỮ KÍ HIỆU HÀ NỘI

Untitled

3. Chuyển động của tay

Định hướng nhằm xác định chiều hướng bàn tay như thế nào: Lòng bàn tay quay xuống hay hướng lên? Hai lòng bàn tay hướng vào nhau? Các cánh tay nằm ngang, thẳng đứng hay theo chiều riêng? v.v… Xác định những định hướng này là điều cốt yếu để phân biệt một số kí hiệu.

Ví dụ:

Untitled

4. Chiều hướng của bàn tay

Điều này liên quan đến một hay nhiều chuyển động của cánh tay, cổ tay, những ngón tay hay hai bàn tay, cùng những yếu tố khác như sự lập lại động tác, mức độ căng thẳng cơ bắp, sự rung chuyển các ngón tay, mở ra hoặc đóng lại các bàn tay, xoay tròn cổ tay…

Ví dụ:

Untitled

  • Hoạt động 2. Tìm hiểu các kiểu hình thành kí hiệu và hình thức kí hiệu:

+ Ngôn ngữ kí hiệu được hình thành bằng các cách nào?

+ Để diễn tả một khái niệm, ngôn ngữ kí hiệu có các hình biểu đạt nào?

  • Thông tin nguồn cho hoạt động 2
  • các kiểu hình thành kí hiệu
  • Kí hiệu hình thành bằng cách mô phỏng:
  • Cách thứ nhất chỉ trực tiếp vào đối tượng hoặc vị trí đặc trưng của đối tượng muốn nói đến.

Untitled

  • Cách thứ hai: Dùng các kí hiệu vốn là những cử điệu đã tồn tại trong xã hội với một ý nghĩa nhất định. Ví dụ: tốt/ giỏi, vỗ tay,…
  • Cách thứ ba: Khi diễn tả lại những biểu hiện của nét mặt, của sự vật, sự việc như: cười, khóc, buồn rầu, vui, giận dữ, cáu gắt, ghê sợ,…dòng sông, cái bát (chén), đũa, sách, cái chai, cái kéo,… hay các hành động thường nhật của con người trong cuộc sống như: ăn, uống, đi,…
  • Kí hiệu hình thành bằng cách tượng trưng:

Chọn ra 1 đặc điểm nào đó của sự vật, hiện tượng, con vật hay hành động, tính chất đó để thực hiện kí hiệu.
Untitled

  • Kí hiệu hình thành bằng cách phân tích:

Với những khái niệm trừu tượng người Điếc diễn giải nội dung rồi chọn lựa những nét đặc thù, kết hợp các kí hiệu với nhau để diễn tả nghĩa của khái niệm cần biểu đạt.

Ví dụ: kí hiệu Rừng: hai tay nắm, chỉa hai trỏ hướng lên rồi đẩy hai tay lên xuống so le nhau (kí hiệu cây) với ý nơi có nhiều cây.

  • Kí hiệu phái sinh:

Kí hiệu phái sinh là cách người ta dùng 1 kí hiệu cơ bản có tính tượng trưng chung cho một số sự vật, sự việc – làm kí hiệu gốc – từ kí hiệu gốc đó nếu bổ sung vào một lớp nghĩa riêng thì sẽ tạo nên 1 kí hiệu mới.

Ví dụ:

  • Hình vuông + động tác lau =  Lau bảng
  • Hình vuông + kí hiệu vẽ =  Khung tranh
  • Hình vuông + kí hiệu viết =  Bảng đen
  • Hình thức kí hiệu:
Kí hiệu đơn: Biểu đạt nội dung đơn giản, dễ hiểu nên chỉ cần thực hiện nhanh, gọn, nhìn là hiểu nên một số kí hiệu được hình thành từ cách mô phỏng hoặc tượng trưng thường chỉ thực hiện bởi kí hiệu đơn – 1 động tác.  

 Untitled

Kí hiệu Vẽ

 

Kí hiệu ghép: bằng cách ghép nghĩa của 2 từ hoặc giải nghĩa từ mới (như: nhà máy, giải trí, áo dài, bác trai, chị gái, giấc ngủ, phân công, siêu thị,…).

Hoặc ghép 3 kí hiệu đơn để thành một kí hiệu mới như cây thuốc, học thức, giếng nước, bệnh xơ gan, cây cảnh, danh lam thắng cảnh, bãi công, biển cấm đổ xe, cây lương thực, …

Ví dụ: Kí hiệu nhà máy được hình thành từ 2 kí hiệu nhà và máy.

Untitled

Ví dụ:

Kí hiệu cây thuốc được hình thành từ 3 kí hiệu cây, làm thuốc.

Untitled

  • Hoạt động Phân tích trật tự kí hiệu trong từ, cụm từ và câu

+ Trật tự kí hiệu trong cụm từ/ ngữ và trong câu có giống trật tự ngôn ngữ nói không? Hãy hứng minh.

  • Thông tin nguồn cho hoạt động 3

Trật tự trong NNKH rất khác biệt với trật từ từ trong ngôn ngữ nói/viết của Tiếng Việt. Những sự kết hợp này được  giáo sư Woodward, James mô tả trong các nghiên cứu của mình ở ngôn ngữ kí hiệu Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội [10], [11].

  • Danh từ – Động từ cùng gốc

Ngôn ngữ Kí hiệu thành phố Hồ Chí Minh thường phân biệt cặp danh từ – động từ bằng chuyển động dài hơn, không lặp lại ở động từ (ví dụ: “bay”) và chuyển động ngắn hơn, lặp lại ở danh từ (ví dụ: “máy bay”) hoặc có thêm sự biểu hiện trên gương mặt ở động từ (ví dụ: “tàu chạy”, “ăn dưa hấu”) và không có biểu hiện trên gương mặt ở danh từ (ví dụ: “tàu”, “dưa hấu”).

Untitled

  • Sự kết hợp với số từ

Ngôn ngữ Kí hiệu thành phố Hồ Chí Minh thường có sự kết hợp những số từ vào danh từ. Những ví dụ minh họa cho sự kết hợp này xảy ra ở các ngày trong tuần (thứ 2- thứ 7), các tháng của năm (tháng Giêng – tháng Chín), số lượng tháng (1-9), số lượng năm (1-9) và những trường hợp khác.

Untitled

Trong Ngôn ngữ Kí hiệu Hà Nội, sự kết hợp giữa số từ và danh từ ít khi xảy ra.  Phần lớn những người Điếc kết hợp số từ với các ngày trong tuần. Việc kết hợp số từ với những dấu hiệu khác xảy ra không nhiều lắm.

  • Sự hòa hợp giữa chủ ngữ/bổ ngữ

Ngôn ngữ Kí hiệu thành phố Hồ Chí Minh có những động từ có hướng mà nó xác định ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai và ngôi thứ ba. Vài động từ như HỎI không thay đổi hướng hoặc chỉ thay đổi một ít. Trong khi những động từ khác như MƯỢN thay đổi hướng một cách rõ rệt.

Untitled

Ngôn ngữ Kí hiệu Hà Nội cũng có những động từ có hướng để xác định ngôi thứ nhất, thứ hai và thứ ba. Vài động từ như ĐƯA (cái ly) không thay đổi hướng hoặc chỉ thay đổi một ít. Những động từ khác như ĐƯA (không xác định rõ vật thể) có sự thay đổi hướng.

Untitled Untitled

  • Sự kết hợp với bổ ngữ

Ngôn ngữ Kí hiệu thành phố Hồ Chí Minh thường có sự kết hợp bổ ngữ vào động từ đặc biệt là những động từ ăn.

Untitled

  • Những cấu trúc phân loại

Trong ngôn ngữ nói/viết có những phân loại thuộc về danh từ- nghĩa là chỉ có danh từ mới có sự phân loại. Trong Ngôn ngữ Kí hiệu thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội có hai phân loại xảy ra với những danh từ và động từ. Phân loại động từ trong Ngôn ngữ Kí hiệu thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội thì quan trọng hơn và thường xuất hiện nhiều hơn phân loại danh từ.

Những phân loại động từ cũng cho phép nhiều hình vị được diễn đạt cùng một lúc như là ví dụ chỉ ra sau đây (trong cả Ngôn ngữ Kí hiệu Hồ Chí Minh và Hà Nội).

Untitled

Vài cấu trúc phân loại trong NNKH cho phép toàn bộ câu được thể hiện bằng một dấu hiệu đơn lẻ.

Ví dụ, một máy bay cất cánh từ miền Nam Việt Nam bay ra miền Bắc và hạ cánh xuống miền Bắc có thể được trình bày bằng một dấu hiệu trong NNKH.

Cuối cùng, cũng nên lưu ý rằng những phân loại (và những từ ghép từ những dấu hiệu đã có là một cách hữu ích của việc tạo ra những từ vựng “đóng băng” mới. Ví dụ như dấu hiệu “trường học” trong Ngôn ngữ Kí hiệu thành phố Hồ Chí Minh đến từ sự phân loại và từ ghép. Dấu hiệu hiện tại của Ngôn ngữ thành phố Hồ Chí Minh cho “Trường học” phát triển từ những dấu hiệu của NHÀ và BẢNG.

  • Sự kết hợp đại từ và sở hữu cách

Sở hữu cách kết hợp với các đại từ của NNKH có thể được diễn tả theo 2 cách. Cách thứ nhất là: đại từ không biến tố + danh từ. Vd: Mẹ cô ấy.

Untitled

Cách thứ hai là: danh từ + đại từ có biến tố: Vd: Mẹ của cô ấy

Untitled

  • Trật tự từ trong ngữ danh từ

Ngữ danh từ có thể bao gồm danh từ kết hợp với chỉ từ, số từ, phân loại/ loại từ, tính từ.

So sánh trật tự ngữ danh từ trong Tiếng Việt và trong NNKH chúng ta thấy:

Untitled
Untitled

 

Trong cấu trúc ngữ danh từ phức tạp có thể thấy có sự khác biệt về trật tự giữa ngôn ngữ nói và NNKH như sau:

Ngôn ngữ nói Ngôn ngữ kí hiệu
Số từ + (loại từ) danh từ + tính từ + chỉ từ

ba      +     quả nho            +    xanh  + này)

Danh từ + tính từ + số từ + chỉ từ

Nho      +   xanh   +   ba    +  này)

  • Trật tự từ trong ngữ động từ

Ngữ động từ có thể bao gồm động từ kết hợp với từ phủ định, trợ động từ. Từ phủ định đứng trước động từ trong Tiếng Việt nhưng đứng sau động từ trong NNKH:

Ngôn ngữ nói Ngôn ngữ kí hiệu
 

 

 

không ăn =

 

 

Untitledăn

 

 

Untitled

không

từ phủ định +   động từ  = động từ  từ phủ định

Trợ động từ đứng trước động từ trong Tiếng Việt nhưng đứng sau động từ trong NNKH. Vd: thích ăn -> ăn thích

Ngôn ngữ nói Ngôn ngữ kí hiệu
 

 

 

thích ăn =

 

 

Untitledăn

 

Untitled

thích

trợ động từ  +   động từ  = động từ  trợ động từ 

Trong cấu trúc ngữ danh từ phức tạp có thể thấy có sự khác biệt về trật tự giữa ngôn ngữ nói và NNKH như sau:

Vd: không thích ăn -> ăn thích không

Ngôn ngữ nói Ngôn ngữ kí hiệu
Từ phủ định + trợ động từ + động từ

(không         +      thích     +       ăn)

Động từ + trợ động từ + từ phủ định

(ăn        +      thích      +  không)

  • Trật tự trong những câu khẳng định, câu hỏi có/không đơn giản

Trong những câu khẳng định, câu hỏi có/không cấu trúc đơn giản của ngôn ngữ nói/ tiếng Việt thông thường là: Chủ ngữ + Động từ + Bổ ngữ. (VD: Tôi ăn cơm). Còn trong NNKH, nếu bổ ngữ là một danh từ đơn hay đại từ thì trật tự từ thông thường trong câu khẳng định đơn giản là: Chủ ngữ + Bổ ngữ + động từ. Vd: giáo viên thích nho. à giáo viên nho thích.

Ngôn ngữ nói Ngôn ngữ kí hiệu TP.HCM
 

 

 

Giáo viên thích nho =

 

Untitled

giáo viên

Untitled

nho

Untitled

thích

danh từ + trợ động từ + động từ   = danh từ động từ  trợ động từ 

 

Ngôn ngữ nói Ngôn ngữ kí hiệu Hà Nội
 

 

 

Giáo viên thích nho =

 

 

Untitled

giáo viên

 

 

Untitled

nho

 

Untitled

thích

danh từ + trợ động từ + động từ   = danh từ động từ  trợ động từ 

Trong câu của NNKH, nếu bổ ngữ có thành phần bổ túc thì xuất hiện 2 kiểu cấu trúc sau (Sử dụng câu theo cấu trúc nào tùy thuộc vào mục đích giao tiếp của người nói/ kí hiệu):

Cấu trúc 1: Chủ ngữ + Bổ ngữ (chính và bổ túc thêm) + động từ

Vd: giáo viên thích nho xanh -> giáo viên nho xanh thích.

Ngôn ngữ nói Ngôn ngữ kí hiệu TP.HCM
Giáo viên thích nho xanh =

 

 

danh từ + động từ + bổ ngữ (chính   & bổ túc) =

 

Untitled

giáo viên

 

Untitled

nho

 

Untitled

xanh

Untitled

thích

danh từ bổ ngữ

(chính)

tính từ

(bổ túc) 

trợ động từ

 

Ngôn ngữ nói Ngôn ngữ kí hiệu Hà Nội
Giáo viên thích nho xanh =

 

 

 

 

danh từ + động từ + bổ ngữ (chính   & bổ túc) =

 

Untitled

giáo viên

 

Untitled

nho

 

Untitled

xanh

Untitled

thích

danh từ bổ ngữ

(chính)

tính từ

(bổ túc) 

trợ động từ

 

Cấu trúc 2: Chủ ngữ + Bổ ngữ (chính) + động từ + bổ ngữ (bổ túc thêm)

Vd: giáo viên thích nho xanh -> giáo viên nho thích xanh.

Ngôn ngữ nói Ngôn ngữ kí hiệu TP.HCM
Giáo viên thích nho xanh =

 

danh từ + động từ + bổ ngữ (chính   & bổ túc) =

Untitled

giáo viên

 

Untitled

 

nho

Untitled

thích

Untitled

xanh

danh từ bổ ngữ

(chính)

trợ động từ

 

tính từ

(bổ túc) 

 

Ngôn ngữ nói Ngôn ngữ kí hiệu Hà Nội
Giáo viên thích nho xanh =

 

 

danh từ + động từ + bổ ngữ (chính   & bổ túc) =

 

Untitled

giáo viên

 

Untitled

nho

Untitled

thích

Untitled

xanh

danh từ bổ ngữ

(chính)

trợ động từ

tính từ

(bổ túc) 

  • Trật tự từ trong những câu hỏi đơn giản có nội dung hỏi.

Trong Tiếng Việt, những câu khẳng định và những câu hỏi có nội dung để hỏi có cùng một trật tự từ: Chủ ngữ + Động từ + Bổ ngữ. (Ví dụ: Mẹ ăn cơm à Ai ăn cơm? Hoặc Mẹ ăn gì?). Nhưng trong NNKH thì khác, thể hiện ở các trật tự sau:

Nếu chủ ngữ là từ có nội dung hỏi thì:

Câu khẳng định: Chủ ngữ + Bổ ngữ + động từ

à Câu hỏi        : Bổ ngữ + Động từ + Chủ ngữ (từ để hỏi)?

Vd: Ai thích nho -> nho thích, ai?

 

Ngôn ngữ nói Ngôn ngữ kí hiệu TP.HCM
 

 

 

Ai thích nho? =

 

Untitled

nho

 

Untitledthích

Untitled

ai?

Chủ ngữ (từ để hỏi ) + động từ + bổ ngữ  = bổ ngữ động từ 

chủ ngữ

(từ để hỏi) 

 

Ngôn ngữ nói Ngôn ngữ kí hiệu Hà Nội
 

 

 

Ai thích nho? =

 

Untitled

nho

Untitled

thích

Untitled

ai?

Chủ ngữ (từ để hỏi ) + động từ + bổ ngữ  = bổ ngữ động từ 

chủ ngữ

(từ để hỏi) 

 

Vd: Bao nhiêu giáo viên thích nho -> nho thích giáo viên, bao nhiêu?

Ngôn ngữ nói Ngôn ngữ kí hiệu TP.HCM
Bao nhiêu giáo viên thích nho?  =

 

Từ để hỏi + danh từ + động từ + bổ ngữ =

Untitled

nho

 

Untitled

thích

Untitled

giáo viên

Untitled

mấy/

bao nhiêu?

 

Ngôn ngữ nói Ngôn ngữ kí hiệu Hà Nội
Bao nhiêu giáo viên thích nho?  =

 

Từ để hỏi + danh từ + động từ + bổ ngữ =

Untitled

nho

 

Untitled

thích

Untitled

giáo viên

Untitled

mấy/

bao nhiêu?

danh từ làm bổ ngữ động từ danh từ làm chủ ngữ từ để hỏi 

Nếu bổ ngữ là từ có nội dung hỏi thì:

Câu khẳng định: Chủ ngữ + Bổ ngữ + Động từ

->  Câu hỏi        : Chủ ngữ + Động từ + Bổ ngữ (từ để hỏi)?

Vd: giáo viên thích gì? ->giáo viên thích gì?

Ngôn ngữ nói Ngôn ngữ kí hiệu TP.HCM
 

 

 

Giáo viên thích gì? =

 

Untitled

giáo viên

Untitled

thích

Untitledgì?
Chủ ngữ + động từ + bổ ngữ (từ để hỏi )   = chủ ngữ động từ 

bổ ngữ

(từ để hỏi) 

Ngôn ngữ nói Ngôn ngữ kí hiệu Hà Nội
 

 

 

Giáo viên thích gì? =

 

 

Untitled

giáo viên

Untitled

thích

Untitledgì?
Chủ ngữ + động từ + bổ ngữ  (từ để hỏi ) = bổ ngữ động từ 

chủ ngữ

(từ để hỏi) 

 

Trong NNKH, Nếu bổ ngữ của một câu hỏi đơn giản có nội dung hỏi là một ngữ danh từ thì câu hỏi sẽ có trật tự như sau:

Chủ ngữ + Bổ ngữ (chính)+ Động từ + Bổ ngữ (từ để hỏi):

Vd: giáo viên thích mấy chùm nho? -> giáo viên nho thích, bao nhiêu?

Ngôn ngữ nói Ngôn ngữ kí hiệu TP.HCM
Giáo viên thích mấy chùm nho?  =

 

 

Chủ ngữ + động từ + (từ để hỏi) bổ ngữ 

 

Untitled

giáo viên

 

 

Untitled

nho

Untitled

thích

Untitled

mấy/

bao nhiêu?

chủ ngữ

bổ ngữ

(chính)

động từ

bổ ngữ

(từ để hỏi)

 

Ngôn ngữ nói Ngôn ngữ kí hiệu Hà Nội
Giáo viên thích mấy chum nho?  =

 

Chủ ngữ + động từ + (từ để hỏi) bổ ngữ 

 

Untitled

giáo viên

 

Untitled

nho

Untitled

thích

Untitled

mấy/

bao nhiêu?

chủ ngữ

bổ ngữ

(chính)

động từ bổ ngữ

(từ để hỏi)

  • Trật tự từ ở trạng ngữ chỉ thời gian

Trong NNKH, một trạng ngữ thời gian thường đứng trước động từ. Khi diễn đạt một sự kết hợp thời gian (“mấy giờ vào buổi sáng”, “3 giờ chiều” v.v..) thời gian dài hơn hay có nghĩa tổng quát hơn ( “buổi sáng”, “buổi chiều”…) thường sẽ xãy ra trước động từ và thời gian ngắn hơn hay cụ thể hơn (“mấy giờ”, “3 giờ” v.v..) thường sẽ đứng sau động từ. Do đó hai phần của biểu đạt về thời gian thông thường được tách riêng.

Ví dụ: Ngôn ngữ nói: Bạn ăn sáng lúc mấy giờ?

      -> NNKH: Bạn sáng ăn giờ mấy? 

Untitled

Ví dụ: Ngôn ngữ nói: Tôi ăn sáng lúc 6 giờ?

-> NNKH: Tôi sáng ăn giờ 6? 

Untitled

  • Trật tự từ của trạng ngữ chỉ tần suất

Trong Ngôn ngữ Kí hiệu thành phố Hồ Chí Minh, trạng ngữ chỉ tần suất nói chung là đứng sau động từ.

Ví dụ: Ngôn ngữ nói: Em gái tôi ít khi thăm họ hàng?

-> NNKH: Em gái tôi họ hàng thăm ít? 

Untitled

  • Trật tự từ của trạng ngữ chỉ cách thức

Trong Ngôn ngữ Kí hiệu thành phố Hồ Chí Minh, trạng ngữ cách thức nói chung là đứng sau động từ.

Ví dụ: Ngôn ngữ nói: Dưa hấu và chuối có cách ăn khác nhau.

-> NNKH: Dưa hấu và chuối ăn khác nhau.

Untitled

Ví dụ: Ngôn ngữ nói: Tôi thương mẹ nhất.

-> NNKH: Tôi mẹ thương nhất

Untitled

  • Trật tự từ cho mệnh đề phụ trong câu phức

Trong ngôn ngữ nói/viết Tiếng Việt, mệnh đề thời gian có thể đứng trước hoặc sau mệnh đề chính. Trong NNKH, mệnh đề thời gian đứng trước mệnh đề chính.

Ví dụ: Nếu trời tạnh mưa thì sẽ có cầu vồng.

 Untitled

Trong ngôn ngữ nói/viết Tiếng Việt, mệnh đề điều kiện có thể đứng trước hoặc sau mệnh đề chính. Trong Ngôn ngữ Kí hiệu thành phố Hồ Chí Minh, mệnh đề điều kiện đứng trước mệnh đề chính. Nếu dấu hiệu cho từ “nếu” được sử dụng thì nó sẽ được làm đầu tiên ở mệnh đề điều kiện. Nếu mệnh đề điều kiện không có dấu hiệu “nếu”, thì khi đó mệnh đề điều kiện sẽ có ngữ điệu ( sự thể hiện trên gương mặt) khác với mệnh đề chính.

Hoạt động 3: Thực hành vận dụng

Xem video và thực hiện các yêu cầu sau:

  • Yêu cầu 1: Ghi lại trật tự các kí hiệu trong:

+ Ngữ danh từ/ cụm danh từ

+ Ngữ động từ/ cụm động từ

+ Câu khẳng định, câu hỏi có/không đơn giản

+ Những câu hỏi đơn giản có nội dung hỏi

+ Trạng ngữ của câu

+ Mệnh đề phụ trong câu phức

  • Yêu cầu 2: Từ các ghi chép về trật tự các kí hiệu, khái quát hóa thành các biểu thức.
  • Yêu cầu 3: Tự lấy ví dụ về từ, cụm từ và câu kí hiệu, so sánh với các biểu thức đã khái quát hóa

Đánh giá nội dung 2

  1. Tại sao ngôn ngữ kí hiệu được coi là một ngôn ngữ độc lập?
  2. So sánh đặc điểm của ngôn ngữ kí hiệu và ngôn ngữ nói/ tiếng Việt ở các cách kết hợp trong cụm từ/ ngữ và trong câu.

 

 Tài liệu tham khảo:

Tài liệu trong nước:

  1. Cao Thị Xuân Mĩ, Tìm hiểu quy luật diễn đạt bằng kí hiệu giao tiếp của người khiếm thính Việt Nam. Đề tài cấp Bộ, mã số B.2010 – 19 – 62.
  2. Nguyễn Thị Hoàng Yến (2005). Đại cương giáo dục trẻ khiếm thính, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
  3. Nguyễn Thị Hoàng Yến (2012). Giáo dục Đặc biệt và những thuật ngữ cơ bản, Nhà Xuất Bản Đại Học Sự Phạm. Hà Nội, VN ( 417- 421).

 

Tài liệu nước ngoài:

  1. Betty G. Miller (2008), The America sign language phrase book, the Estate of Lou Fant and Barbara Bernstein Fant.
  2. Bill Moody (1983), La Langue des Signes, Centre Socio – Culturel des Sourds, Château de Vincennes 94300 Vincennes.
  3. Danien Brentari, Sign language, Published in the United States of America by Cambridge University Press, New York
  4. Niemann, Sandy, Greenstein, Devorah, David, Darlena (2004) – Nguyễn Thị Thục Anh, Đinh Bích Hạnh, Nguyễn Thị Cẩm Hường dịch (2006), Giúp đỡ trẻ Điếc, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội.
  1. G. Kyle and B.Woll with G.Pullen and F.Maddix (2002). Sign Language, the study of deaf people and their language, Cambridge University.
  2. Sandy Niemann. Devorah Greenstein and Darlena David, Helping children who are deaf, Hesperian, Berkeley, California, United State of America.
  3. Woodward, J 2000. Những Ngôn ngữ Kí hiệu và Những họ Ngôn ngữ Kí hiệu ở Thái Lan và Việt Nam. Trong Nhìn lại những Biểu tượng của Ngôn ngữ: Hợp tuyển để tỏ lòng kính trọng Ursula Bellugi và Edward Klima, Biên tập Karen Emmorey và Harlen Lane, 23-47. Mahway, N.J. : Nhà xuất bản Lawrence Eribaum.
  4. Woodward, J 2003. Những Ngôn ngữ Kí hiệu và Những Đặc tính của Ngôn ngữ Kí hiệu ở Thái Lan và Việt Nam. Trong Là người Điếc trong nhiều cách: Những Biến đổi toàn cầu trong những Cộng đồng Điếc, Biên tập Leila Mohagan, Constanze Schmaling, Karen Nakamura và Graham H. Turner, 283-301. Wasshington, D.C.: Nhà xuất bản Đại học Gallaudet.

 

Trang mạng xã hội (website)

  1. http://www.deafservice.edu.vn
  2. http://handspeak.com

 

Kiến thức chung về giáo dục trẻ điếc