Những yêu cầu đối với phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu

Những yêu cầu đối với phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu

1 Những yêu cầu về năng lực cho công việc phiên dịch NNKH (PDVNNKH)

Khả năng về giao tiếp

• Khả năng tiếp cận với môi trường giao tiếp: ngữ cảnh, nội dung, bộc lộ tình cảm.
• Khả năng nhận biết chất lượng tham gia của các thành viên
• Khả năng nhận ra khi HDVTĐ và trẻ và/hoặc người nhà, đã thiết lập được một sự “chú ý chung” trong một hoạt động, VD việc phối hợp sự quan tâm và hành động đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ và các mối quan hệ gia đình.

Khả năng về ngôn ngữ

• Kỹ năng nhận biết từ ngữ

• Kỹ năng nhận biết về ý nghĩa tình cảm và sự quan tâm được thể hiện trong từ ngữ

• Khả năng “chuyển đổi” giữa hai ngôn ngữ.

Khả năng về phương pháp

• Xác định vai trò – quyết định sử dụng phương pháp hỗ trợ giao tiếp hoặc phiên dịch trực tiếp. Hỗ trợ giao tiếp gồm có thể hiện sự chú ý, mô tả, giải thích và/hoặc mời thành viên gia đình tham gia các hoạt động của HDVTĐ. Phiên dịch là chuyển thông điệp từ ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác.
• Xác định thời gian – khi nào thì khởi đầu một cuộc trao đổi, khi nào cần đổi vai trò
• Phối hợp với HDVTĐ, trong một số trường hợp hỗ trợ cụ thể, như khi cần thay đổi giữa vai trò hỗ trợ giao tiếp và phiên dịch.

Khả năng về giao tiếp cá nhân

• Khả năng xã hội
• Khả năng ứng xử chuyên nghiệp

Khả năng về bình đẳng xã hội

• Hiểu bản chất của các định kiến xã hội về người Điếc và vai trò quan trọng của HDVTĐ trong việc thay đổi nhận thức và thái độ của xã hội.
• Khả năng duy trì các giới hạn chuyên môn nghề nghiệp để thể hiện sự tôn trọng vai trò chuyên môn và quyền tự quyết định của HDVTĐ.
• Khả năng tham gia phối hợp hiệu quả với HDVTĐ sao cho vai trò giáo viên của HDVTĐ và các vai trò chuyên môn khác được thể hiện rõ cho các thành viên gia đình thấy được.

2. Yêu cầu đối với PDVNNKH chuyên nghiệp và hướng dẫn thực hành

Trình độ chuyên môn của PDVNNKH
Với sự đào tạo bài bản và phát triển chuyên môn thường xuyên, công việc của PDVNNKH là chuyên gia về ngôn ngữ và giao tiếp, đảm nhiệm một vai trò cụ thể và có đòi hỏi cao trong giáo dục mầm non dựa vào gia đình. Để có thể đảm nhận hiệu quả vai trò này, PDVNNKH cần có năng lực sau:
• Năng lực thiết lập quan hệ với các thành viên gia đình, thể hiện sự quan tâm tới các hoạt động do HDVTĐ thực hiện và, trong vai trò HDVGT, mô tả và giải thích về các hoạt động đó để thu hút được sự quan tâm chú ý của gia đình;
• Thông thạo NNKH VN mà người Điếc trưởng thành và trẻ Điếc tại địa phương sử dụng.
• Thông thạo nói và viết tiếng Việt địa phương;
• Khả năng phiên dịch rõ ràng và dễ hiểu cho HDVTĐ và các thành viên gia đình;
• Khả năng hiểu các thuật ngữ và khái niệm chuyên môn về giáo dục mầm non được HDVTĐ, thành viên gia đình và các cán bộ giáo dục sử dụng (tại trung tâm, trường, cán bộ dự án IDEO);
• Nắm được các giai đoạn phát triển của trẻ, nhất là liên quan đến phát triển ngôn ngữ của trẻ Điếc;
• Khả năng giao tiếp và thích nghi, trong vai trò thành viên nhóm hỗ trợ gia đình, về các vấn đề liên quan đến phiên dịch và hỗ trợ giao tiếp.

Hướng dẫn quy tắc ứng xử của PDVNNKH

Hướng dẫn quy tắc ứng xử cho PDVNNKH được xây dựng dựa trên bộ quy tắc ứng xử phiên dịch ngành giáo dục hiện có, cụ thể là Hướng dẫn quy tắc ứng xử nghề nghiệp phiên dich trong giáo dục (EIPA) (dành cho giáo dục tiểu học và trung học cơ sở) và bộ Quy tắc ứng xử của Hiệp hội quốc gia các phiên dịch cho người Điếc đã được đăng ký. Cả hai văn bản này được sử dụng ở Hoa Kỳ và tuân theo luật pháp Hoa Kỳ. Lưu ý: đây chỉ là đề xuất và sẽ cần được chỉnh sửa cho phù hợp với tình hình thực tế và các quy định liên quan khác được áp dụng tại Việt Nam.

Khuyến khích các PDVNNKH:

  • Tuân theo kế hoạch giáo dục cá nhân của trẻ đã được HDVTĐ xây dựng với sự tham khảo ý kiến các giám sát viên, cán bộ trung tâm và các chuyên gia giáo dục khác;
  • Giữ bảo mật thông tin. Các thông tin chỉ được chia sẻ trong nội bộ nhóm HTGĐ, các giám sát viên, cán bộ dự án IDEO, và các cán bộ tham gia hoạt động giáo dục và đào tạo. Không bao giờ được tiết lộ thông tin riêng về trẻ Điếc và gia đình (tên, ảnh) cho người ngoài.
  • Duy trì các giới hạn nghề nghiệp. Bao gồm: tôn trọng vai trò chuyên môn và quyền tự quyết định của HDVTĐ, sự riêng tư của trẻ Điếc và gia đình, quyền tự quyết của trẻ trong việc tham gia học tập độc lập.
  • Hỗ trợ tham gia các hoạt động nhóm HTGĐ với thái độ lịch sự và tôn trọng, hiểu rằng mỗi người có một cách riêng để thích nghi với các mục tiêu và phương pháp của nhóm HTGĐ.
  • Phiên dịch một cách phù hợp với nhu cầu ngôn ngữ của HDVTĐ và gia đình. Nếu điều kiện không cho phép dịch đồng thời một cách hiệu quả, hãy nói với các thành viên và đề nghị họ tạm dừng để bạn có thể dịch nội dung thông tin một cách rõ ràng và chính xác bằng phương pháp dịch theo đoạn.
  • Ứng xử phù hợp với môi trường gia đình và môi trường giáo dục
  • Tham gia các hoạt động để tiếp tục phát triển chuyên môn. Bao gồm: chuẩn bị nội dung cho nhóm HTGĐ, ví dụ xem trước kế hoạch bài học của HDVTĐ và các tài liệu dạy học khác; tìm hiểu vốn từ vựng chuyên môn khi cần; tham gia học tiếp tục về ngôn ngữ và thực hành phiên dịch (ví dụ tự học theo nhóm; thường xuyên tự đánh giá bằng cách xem lại và phân tích các đoạn video ghi lại công việc của nhóm HTGĐ)
  • Nói với HDVTĐ về các yếu tố giúp việc phiên dịch đáp ứng được nhu cầu ngôn ngữ của tất cả thành viên tham gia buổi dạy của nhóm HTGĐ.
  • Phục trang phù hợp với môi trường gia đình và giáo dục.

Nguồn:
Patrie, Carol J. (2005) Simultaneous Interpreting. San Diego, CA: Dawn Sign Press.

Dành cho phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu