Modun 7: HỖ TRỢ VÀ GIÁO DỤC TRẺ ĐIẾC TỪ 3 – 6 TUỔI (2)

Modun 7: HỖ TRỢ VÀ GIÁO DỤC TRẺ ĐIẾC TỪ 3 – 6 TUỔI (2)

Tổng số: 45 tiết (Lý thuyết: 15 tiết – Thực hành: 30 tiết)

Bài 2: Thực tập dạy trẻ điếc lứa tuổi Mẫu giáo

I.Mục tiêu: Sau khi học xong học viên có khả năng:

  • Viết được kế hoạch bài dạy hàng ngày. Dạy được trẻ điếc theo đầy đủ các bước trong kế hoạch bài dạy hàng ngày.
  • Có kỹ năng dạy được trẻ điếc ở mức độ ban đầu.

II. Thời gian: 19 tiết (Lý thuyết: 7 tiết – Thực hành: 12 tiết)

III. Phương tiện, đồ dùng dạy học    

  • Clip về hai tiết dạy trẻ điếc: dạy cá nhân ở nhà và dạy ở trung tâm.

IV. Nội dung

4.1. Quá trình làm việc của Nhóm hỗ trợ gia đình khi dạy trẻ điếc. (6 tiết)

Hoạt động 1. Tìm hiểu quá trình làm việc của nhóm HTGĐ

  • Xem clip các tiết dạy trẻ điếc.
  • Theo bạn các thành viên trong nhóm HTGĐ sẽ làm gì trong quá trình dạy trẻ? Hoặc nêu các hoạt động thực hiện trong quá trình dạy trẻ của nhóm HTGĐ?
  • Nhóm 4-5 học viên + phiên dịch NNKH.

Thông tin phản hồi cho hoạt động 1

Quá trình làm việc của nhóm HTGĐ

Trước giờ học:

  • Nhóm lập KHGDCN làm việc. Nhóm HTGD lập kế hoạch bài dạy.
  • HDVNĐ và phiên dịch NNKH họp nhóm trước buổi dạy: HDVNĐ giải thích về bài học cho phiên dịch NNKH hiểu, chú trọng vào các mục tiêu của cần đạt được với trẻ (4 lĩnh vực) và chú trọng vào gia đình (các mối quan hệ). Phiên dịch NNKH đặt các câu hỏi về kế hoạch bài học nhằm giúp HDVNĐ hiểu rõ hơn công việc cần thực hiện.

Trong giờ học:

  • HDVNĐ tiến hành buổi dạy, phiên dịch NNKH khuyến khích sự tham gia của gia đình, phiên dịch cho HDVNĐ và các thành viên gia đình đang tham gia buổi học.
  • HDVNĐ và phiên dịch NNKH thường xuyên để ý theo dõi lẫn nhau, có giao tiếp bằng mắt để đảm bảo rằng 2 bên hiểu mục đích và quy trình giảng dạy của HDVNĐ để hỗ trợ cho nhau lúc cần thiết.
  • Khi chưa hiểu rõ thông tin nào đó, phiên dịch NNKH cần hỏi HDVNĐ để được giải thích rõ hơn.

Sau giờ học:

  • HDVNĐ và phiên dịch NNKH tóm tắt lại các hoạt động của bài học và sự tiến bộ của trẻ cho cha mẹ biết.
  • HDVNĐ và phiên dịch NNKH thảo luận xem buổi dạy đã diễn ra thế nào và đóng góp ý kiến để có thể cải thiện cách phối hợp các vai trò/trách nhiệm của mình, và lên kế hoạch cho bài dạy lần tới.
  • Tham khảo ý kiến cán bộ giám sát (nếu có)
  • Lưu lại thông tin về buổi dạy (Sổ ghi chép hoạt động nhóm HTGĐ)

Hoạt động 2: Thực hành quá trình làm việc của nhóm tại lớp

  • Luyện tập đóng vai: hoạt động dạy 1 trẻ điếc của nhóm HTGĐ tại lớp.
  • Dạy trẻ: 10 phút/học viên.
  • Nhóm 4-5 người + phiên dịch NNKH.

Thông tin phản hồi cho hoạt động 2:

Tiến trình:

  • Chuẩn bị: Sử dụng Kế hoạch bài dạy đã chuẩn bị ở bài trước. Phân vai, phân công công việc
  • Phương pháp: đóng vai, thực hành, trao đổi nhóm
  • Nội dung: Thực hành đóng các vai trong nhóm HTGĐ theo kế hoạch bài dạy đã chuẩn bị.
  • Yêu cầu: Mỗi học viên được tập đóng vai người dạy ít nhất 1 lần. Đảm bảo chuẩn bị đủ đồ dùng dạy học. Đảm bảo các thành viên thực hiện công việc theo quá trình hoạt động của nhóm vừa học ở bài trên.

Gợi ý cho hoạt động đóng vai:

  • Lập danh sách một số từ giao tiếp và sử dụng NNKH để chuẩn bị giao tiếp với trẻ và gia đình,
  • HDVNĐ và phiên dịch NNKH cần làm việc trước, lên kế hoạch trong việc làm thế nào để truyền đạt thông tin đến các thành viên gia đình, bao gồm: các đặc điểm phát triển ở trẻ; các kỹ thuật và chiến lược để thúc đẩy tiếp thu và sử dụng ngôn ngữ; và khả năng tự học ngôn ngữ ký hiệu của trẻ.
  • Thực hành: lên kế hoạch bài dạy. Các bạn trong nhóm chia nhau đóng vai HDVNĐ, cha/mẹ và trẻ; cùng với phiên dịch NNKH xác định các mục tiêu cho bài dạy tại gia đình trẻ điếc sắp tới; thống nhất các mục tiêu cho trẻ và cha mẹ. (xem lại bài đã thực hành ở bài trước)
  • Hoạt động dạy trẻ khoảng 10’-15’: HDVNĐ tập dạy trẻ, trẻ điếc tham gia vào quá trình học tập, phiên dịch NNKH giải thích đến cha mẹ những gì HDVNĐ đang làm, đang dạy trẻ và đang sử dụng ngôn ngữ ký hiệu như thế nào và tại sao; cha/mẹ quan sát và đặt các câu hỏi cho HDVNĐ.
  • Sử dụng kịch bản đã phân vai để xem lại Danh mục ký hiệu giao tiếp trên và tương tác với gia đình đã được thực hiện như thế nào để phát triển các chiến lược phối hợp nhằm thúc đẩy sử dụng NNKH trong gia đình sau này.

4.2. Thực tập dạy trẻ điếc tại gia đình hoặc trung tâm

Hoạt động1 :Tổ chức cho học viên đi thực tập tại gia đình/trung tâm.

Bao gồm đánh giá, rút kinh nghiệm.

  • Mỗi học viên dạy 1 trẻ điếc tại gia đình hoặc trung tâm.
  • Nhóm thực tập 4-5 người là nhóm đã thực hành ở hoạt động trên.

Thông tin phản hồi cho hoạt động 1:

Tiến trình:

  • Chuẩn bị: Xác định nhóm thực tập bao gồm phiên dịch. Phân công công việc trong nhóm. KHGDCN của trẻ đã làm. Kế hoạch bài dạy hàng ngày, đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. Máy quay.
  • Phương pháp: quan sát, phỏng vấn, trao đổi nhóm
  • Nội dung: Thực hiện kế hoạch bài dạy hàng ngày đã làm trong bài trước.
  • Yêu cầu: Mỗi nhóm làm việc với 1 gia đình trẻ điếc. Mỗi học viên dạy một bài. Quay clip. Giảng viên đánh giá bài dạy ngay tại chỗ.
  • Đánh giá. Rút kinh nghiệm

Gợi ý: Chọn các trẻ gần nhà nhau để tránh di chuyển nhiều.

Kiểm tra cuối mô đun

(Lý thuyết: 3)

  1. Thời gian kiểm tra: 3 tiết
  2. Hình thức kiểm tra: Viết. Nhóm 4 – 5 người
  3. Nội dung kiểm tra
  • Anh/chị hãy xem clip một tiết dạy trẻ điếc (15 – 20 phút). Sử dụng “Phiếu quan sát giờ dạy trẻ điếc” và cho nhận xét chi tiết về: 1) nội dung dạy học, 2) chuẩn bị và sử dụng đồ dùng dạy học, 3) các phương pháp dạy học, các giao tiếp với trẻ điếc, 4) khả năng học tập và gia tiếp của trẻ trong giờ học đó.

Kiến thức chung về giáo dục trẻ điếc