MÔ ĐUN 2 – CHỦ ĐỀ 4: PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG DỊCH VĂN BẢN GỐC SANG NGÔN NGỮ KÝ HIỆU (Phần 2)

MÔ ĐUN 2 – CHỦ ĐỀ 4: PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG DỊCH VĂN BẢN GỐC SANG NGÔN NGỮ KÝ HIỆU (Phần 2)

MÔ ĐUN 2: PHIÊN DỊCH NGÔN NGỮ KÝ HIỆU

CHỦ ĐỀ 4: PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG DỊCH VĂN BẢN GỐC SANG NGÔN NGỮ KÝ HIỆU (Phần 2)

Nội dung 2: Tám bước để thành công trong phiên dịch

Nhiệm vụ của học viên: nghiên cứu và trả lời câu hỏi dưới đây

  1. Tám bước để thành công trong phiên dịch có ý nghĩa gì đối với anh/ chị?
  2. Sự trưởng thành trong việc thực hiện nhiệm vụ dịch thuât được diễn ra như thế nào?

Thông tin nguồn cho nội dung 2:

Để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, PDV có thể chia nhiệm nhiệm vụ thảnh  tám bước dưới đây.

 Untitled
Mỗi bước này phiên dịch viên sẽ đều gặp trong mỗi tình huống tương tác và nếu luyện tập chăm chỉ sẽ giúp thực hiện những bước sau dễ hơn. Tiến bộ của PDV qua 8 bước này mang tính chu kỳ và nhiều khi họ sẽ phải xem xét lại những thông tin có được trước đây và xác định lại cách hiểu của mình về các vấn đề nhất định trong quá trình tiến đến bản dịch thành công.

Bước 1: Liên lạc ban đầu

Bước đầu tiên là đánh dấu sự bắt đầu quá trình tiến bộ của PDV. Mỗi khi phiên dịch viên được yêu cầu nhận một công việc thì bước này lại được bắt đầu. Ngay từ khi nhận được lời mời, dù chưa quyết định là sẽ nhận việc này hay không, PDV phải đáp lại theo cách chuyên nghiệp nhất có thể. Câu ngạn ngữ “Bạn chỉ có một cơ hội để gây ấn tượng ban đầu” đặc biệt đúng trong trường hợp này. Thường thì ân tượng ban đầu xảy ra rất lâu trước khi PDV bắt đầu thực hiện công việc, nó được tạo ra trong lần liên lạc đầu tiên, dù qua điện thoại hay gặp trực tiếp, hoặc tin nhắn, fax thì cũng nên nhớ tính chuyên nghiệp cần được thể hiện mọi nơi mọi lúc. Phiên dịch viên sẽ không biết khi nào mình gây được ấn tượng cho người khác vì vậy luôn phải thận trọng với cách xử sự của mình. Khi được liên lạc, phiên dịch viên cần phải xác định khả năng sẵn sàng tham gia và đánh gia năng lực của bản thân có đáp ứng được công việc được yêu cầu hay không. Chỉ cần hỏi một số thông tin cơ bản về công việc như loại công việc, thời gian, địa điểm dự kiến là đủ để họ có thể quyết định liệu họ có phù hợp với công việc hay không, và có tiến tới bước 2 hay không.

Bước 2: Thu thập thông tin

Một khi xác định mình sẵn sàng cho công việc, phiên dịch viên sẽ cần phải tìm hiểu thêm thông tin để đánh giá chính xác hơn về mức độ kiến thức của chủ đề phải dịch, mức độ thành thạo ngôn ngữ và những kĩ năng cần thiết, từ đó xác định xem khả năng của mình có thể thực hiện công việc một cách hiệu quả không. Để có được phán quyết chính xác nhất, họ cần phải đặt thêm các câu hỏi với người liên lạc với họ.

Thông thường những người liên lạc với phiên dịch viên là người có hiểu biết cơ bản về tình huống công việc và có thể giải đáp thắc mắc của phiên dịch viên. Tuy nhiên, nhiều khi những người này không biết rõ lắm về tính chất của công việc mà chỉ là người chịu trách nhiệm tìm phiên dịch viên, khi đó phiên dịch viên phải tự liên lạc với cá nhân khác để tìm hiểu.

Điều đầu tiên phiên dịch viên nên tìm hiểu là bối cảnh của buổi làm việc là gì (nếu chưa được làm rõ). Bối cảnh là một hạng mục rộng lớn để gọi tên các lĩnh vực mà phiên dịch viên làm việc. Ví dụ bối cảnh y tế, tuyển dụng, pháp luật, tôn giáo, giải trí, nghệ thuật biểu diễn, giáo dục, họp hay hội thảo. Mỗi lĩnh vực đó sẽ có một số đặc tính riêng biệt, giúp phiên dịch viên biết được tình huống dịch sẽ thế nào, mục đích của quá trình tương tác của khách hàng, và hậu quả có thể gây ra nếu phiên dịch kém chất lượng. Ví dụ nếu chủ đề có liên quan đến giáo dục, sẽ phải có giáo viên và học sinh. Mục đích của giáo viên sẽ là giảng dạy kiến thức và học sinh là để tiếp thu. Nếu phiên dịc viên làm không tốt công việc của mình sẽ dẫn đến việc học sinh không nắm bắt được thông tin cần biết. Tất nhiên đây chỉ là một ví dụ đơn giản nhất. Phiên dịch viên cần phải chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho mọi việc có thể xảy ra với mọi loại hoàn cảnh và công việc, điều này sẽ có được theo kinh nghiệm. Ở giai đoạn này trong qui trình 8 bước, phiên dịch viên sẽ đánh giá qua hình dung của mình về bối cảnh để đặt thêm các câu hỏi để xác định tình huống tương tác cụ thể sẽ diễn ra.

Qua thời gian làm việc, phiên dịch viên sẽ thu được rất nhiều kinh nghiệm, tăng thêm sự hiểu biết về từng tình huống tương tác và những vấn đề có thể xảy ra theo nó. Khi hình dung chi tiết hơn về từng tình huống dịch cụ thể và những gì có xảy ra, phiên dịch viên sẽ có các câu hỏi mang tính cụ thể hơn. Và khi tiếp tục hỏi thêm như vậy lại giúp phiên dịch viên biết được chính xác hơn. Quá trình này giúp cho phiên dịch viên đưa ra những phán đoán logic về những gì có thể xảy ra trong tình huống tương tác, từ đó nâng cao những kĩ năng cần thiết, tìm hiểu các thuật ngữ có thể gặp, và các cách ứng xử mang tính đạo đức và chuyên nghiệp cần có

Mục đích của việc thăm dò thông tin là để tìm hiểu kĩ càng nhất về mọi tình huống, từ đó biết được họ sẽ phải làm những gì. Ban đầu nếu chỉ biết công việc là một buổi hẹn với bác sĩ, như thế là không đủ để họ có thể chuẩn bị, chủ đề của buổi giao tiếp phải được làm rõ hơn/ thu hẹp lại hơn. Những tình huống có thể xảy ra trong văn phòng bác sĩ rất đa dạng, có thể rất đơn giản hoặc vô cùng phức tạp. Sẽ thuận lợi hơn cho phiên dịch để dự đoán điều gì có thể xảy ra trong quá trình giao tiếp khi biết được mục đích của buổi hẹn, ví dụ như bệnh nhân chỉ đi kiểm tra huyết áp hay đi nhận kết quả xét nghiệm ung thư.

Nếu phiên dịch viên có thể thu hẹp giới hạn các tình huống có thể xảy ra, họ sẽ có được hình dung cụ thể hơn về tình huống và dự đoán chính xác hơn những gì có thể xảy ra dựa trên các thông tin đã thăm dò thêm.  Tất nhiên là họ không thể phán đoán hoàn toàn chính xác những gì sẽ xảy ra cho nên họ cần phải chuẩn bị sẵn sàng cho nhiều tình huống khác nhau. Họ phải cân bằng được giữa việc phán đoán theo logic và việc chuẩn bị cho những tình huống ngoài mong đợi.

Hình dung càng đầy đủ hơn về tình huống thì dự đoán càng chính xác hơn những gì có thể xảy ra, và vì vậy các câu hỏi càng đúng trọng tâm hơn. Đối với những người với vào nghề, hình dung của họ còn hạn chế bởi kinh nghiệm sống còn ít, và những gì họ đã được trải nghiệm chỉ là các thực hành trong quá trình đào tạo chứ không phải từ kinh nghiệm làm việc thực tế. Khi mới làm việc được một thời gian và mới chỉ có ít kinh nghiệm, kỹ năng này của họ cũng vẫn còn hạn hẹp, còn rất nhiều điều họ chưa biết và thậm chí là không biết phải hỏi gì để chuẩn bị cho công việc. Qua quá trình làm việc với nhiều kinh nghiệm hơn kỹ năng này sẽ hoàn thiện hơn và họ biết cách đặt câu hỏi trực tiếp với đúng đối tượng và có khả năng phán đoán nhanh hơn. Những điều này sẽ được thảo luận kĩ hơn ở mục 9 dưới đây.

Bước 3: Chấp nhận hoặc từ chối

Sau khi hoàn thành bước 2, phiên dịch viên đã có đủ cơ sở thông tin để xác định những kĩ năng và kiến thức cần thiết để có thể thực hiện tốt công việc, và so sánh với khả năng của bản thân quyết định mình có đủ năng lực để tiếp nhận công việc hay không.

Trong trường hợp không liên lạc được với ai để có thể hỏi thêm thông tin về công việc, phiên dịch viên sẽ không có đủ thông tin để có thể xác định xem mình nên nhận hay từ chối công việc. Những phiên dịch viên ít kinh nghiệm trong trường hợp này sẽ bị giới hạn khả năng phán đoán và nên cẩn thận trong việc quyết định, trong khi những người có nhiều kinh nghiệm hơn thì sẽ có khả năng xoay sở tốt hơn trong tình huống này. Các phiên dịch viên nhiều kinh nghiệm qua quá trình làm việc với nhiều tình huống sẽ biết được liệu họ đã liên lạc với đúng người và có đủ thông tin cần thiết nhất hay chưa và từ đó có thể quyết định mà không cần hỏi thêm thông tin. Sau khi đã quyết định nhận việc thì sẽ sang bước tiếp theo.

Bước 4: Chuẩn bị trước khi làm việc

Chuẩn bị là yếu tố thiết yếu đối với việc dịch thành công. Phiên dịch viên luôn phải có sự chuẩn bị cho mọi nhiệm vụ dịch trong suốt sự nghiệp của mình. Hiểu được mục đích của buổi làm việc và dự đoán chính xác yêu cầu thông tin và ngôn ngữ là sự chuẩn bị đầy đủ của PDV trước một nhiệm vụ dịch.  Dự đoán những điều trên chính xác nghĩa là việc chuẩn bị đạt hiệu quả.

Chính những thông tin khiến họ quyết định nhận việc hay không cũng sẽ giúp họ biết cách chuẩn bị. Những người đầu tiên liên lạc với phiên dịch viên cũng sẽ là những người có khả năng cung cấp cho họ những tài liệu cần thiết để biết được thông tin về của buổi làm việc như lịch trình, báo cáo, bản copy các tham luận, tài liệu tập huấn… Từ đây họ sẽ biết được những kĩ năng họ đã có đủ và những gì cần phải tìm hiểu thêm. Tiếp theo họ phải tìm cách tiếp cận những thông tin họ còn thiếu để có được sự chuẩn bị tốt nhất.

Những kiến thức mà phiên dịch viên thường phải tìm hiểu thêm sẽ chia làm 2 loại: kiến thức liên quan đến chủ đề công việc hoặc là ngôn ngữ sử dụng trong buổi làm việc. Trong cả 2 trường hợp, phiên dịch viên cần tìm được nguồn để tiếp cận những kiến thức này, điều đầu tiêu họ phải biết đó là nguồn thông tin này sẽ có ở nơi diễn ra sự kiện hay không, hoặc là phải tìm từ nguồn khác.

Với những kiến thức liên quan đến chủ đề công việc sẽ có hai nguồn. Một là nguồn có thể tìm ở những nơi công cộng như thư viện, báo chí hoặc Internet… Phiên dịch viên làm việc cho công ty hoặc trường học thường sẽ có được những nguồn này dễ dàng hơn từ nguồn lưu trữ của công ty, hay của văn phòng điều phối phiên dịch của trường. Đối với phiên dịch viên tự do, họ có xu hướng thu thập thông tin kiến thức những chủ đề họ hay được yêu cầu làm nhiều nhất. Nguồn còn lại chính là bạn bè, đồng nghiệp, những người hiểu biết về chủ đề mà đang tìm kiếm.

Liên quan đến cách sử dụng ngôn ngữ và thuật ngữ thì nguồn thông tin tốt nhất chính là người bản ngữ có hiểu biết về chủ đề đó. Tuy nhiên, nên có thêm từ điển hay hướng dẫn thuật ngữ chuyên ngành để tham khảo.

Nhiều khi, việc hỏi đúng câu hỏi trong bước 2 cũng sẽ giúp việc chuẩn bị được đúng trọng tâm hơn. Ví dụ nếu biết được buổi làm việc sẽ diễn ra theo phong cách hội nghị bàn tròn giữa các chuyên gia chứ không phải một diễn đàn công cộng sẽ giúp phiên dịch viên chuẩn bị chi tiết hơn về thông tin và ngôn ngữ sử dụng.

Cũng có thể phiên dịch viên đã từng làm việc cho một chủ đề tương tự hoặc đã từng làm việc cho chính buổi làm việc này trước đó với cùng chủ đề và cùng thành viên tham gia. Khi đó việc chuẩn bị sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Tuy nhiên, đã có mặt ở lần trước cũng chưa phải là đủ, PDV vẫn phải chuẩn bị mọi việc cẩn thận, chỉ khác là lần này mọi thứ sẽ được hình dung một cách chính xác hơn. Họ có thể tự tin rằng đã biết mục đích của buổi làm việc, phong cách giao tiếp của người tham gia, yêu cầu về ngôn ngữ cần biết và sẽ biết được những gì có thể xảy ra. Khi có kinh nghiệm thế này, số lượng câu hỏi phải hỏi ở bước 2 sẽ giảm đi đáng kể, họ đã biết tập trung câu hỏi vào đâu. Tuy nhiên vẫn nên cẩn thận trước những điều không tiên liệu trước được. Dù có chuẩn bị kỹ lưỡng thế nào cũng sẽ sai lầm nếu tự cho rằng mình có thể dự đoán trước được tất cả những gì có thể xảy ra.

Bước 5: Đến địa điểm làm việc

Phiên dịch viên luôn phải cư xử một cách chuyên nghiệp mọi lúc, bắt đầu bằng việc đến đúng hẹn. Đúng hẹn ở đây thật ra là đến trước giờ làm việc. Điều này quan trọng vì nó cho phép phiên dịch viên có thời gian làm quen với địa điểm, xác định vị trí các thành viên và lựa chọn vị trí phù hợp cho mình, thu thập thêm thông tin, gặp gỡ với những người tham gia… (xem cụ thể hơn ở bước 6). Đến nơi quá sát giờ sẽ khiến khách hàng lo lắng vì họ không biết liệu có thể tiến hành công việc được không, điều này có thể là thảm họa với sự thành công. Tuy vậy việc đến sớm cũng có ý nghĩa khác nhau trong các tình huống khác nhau. Tại một số thành phố ở Canada, phiên dịch viên có thể nhận làm 5 hoặc 6 ca làm việc 1 ngày, mỗi ca làm trong thời gian ngắn. Nhưng ở các vùng rộng lớn, cũng với từng đấy thời gian chỉ có thể làm 1 đến 2 ca vì ở khoảng cách xa.

Thời gian cần để đi đến địa điểm cũng cần được tính toán cẩn thận, tính đến những yếu tố bên ngoài như tắc đường, khoảng cách giữa các ca làm việc, sửa đường. Nếu phiên dịch viên không chắc chắn về địa điểm, họ có thể xem bản đồ hoặc đến đó trước 1 ngày để biết được chính xác địa điểm và thời gian cần thiết để đến nơi.

Chỗ đậu xe và giá gửi xe tại nơi làm việc cũng cần được để ý tới. Giá cả có thể thay đổi dựa theo thời gian trong ngày, vị trí và thời gian đỗ lại. Trong một số trường hợp, tốt nhất phiên dịch viên nên đi taxi hoặc một phương tiện giao thông công cộng nào đó để đi.

Nếu gặp tai nạn hay vấn đề về giao thông không biết trước, cần có điện thoại di động để liên lạc. Nếu chậm trễ cần liên lạc để thông báo cho khách hàng biết, giúp họ gạt bỏ lo lắng là không có phiên dịch. PDV làm việc cho công ty cần có điện thoại di động hoặc máy nhắn tin để văn phòng biết được bất cứ thay đổi lịch trình nào. Tuy nhiên nên nhớ tắt mọi loại thiết bị liên lạc trong lúc phiên dịch nếu không muốn bị coi là thiếu chuyên nghiệp.

Bước 6: Chuẩn bị tại nơi làm việc

Khi đến địa điểm làm việc sớm, phiên dịch viên sẽ có cơ hội làm quen với những người tham dự và làm công tác chuẩn bị tại chỗ cần thiết. Bao gồm thu thập những thông tin cần thiết liên quan đến công việc mà ở các bước trước không thể thực hiện được, và xác định những yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc phiên dịch mà nằm trong sự kiểm soát của họ.

Ví dụ ngay trước khi bắt đầu bỗng có thêm một báo cáo được bổ sung vào chương trình nghị sự. Nếu đến nơi sớm phiên dịch viên sẽ có thời gian để đọc qua tài liệu đó hay hỏi qua người trình bày để biết được những điểm chính cần quan tâm.

Một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến quá trình phiên dịch là xác định vị trí và tư thế (đứng hay ngồi) cho phù hợp nhất của phiên dịch viên. Việc này tưởng như là không quan trọng nhưng phiên dịch viên phải xét đến nhiều yếu tố để xác định được vị trí và tư thế phù hợp nhất cho một tình huống tương tác. Họ phải để ý đến môi trường vật chất tại nơi làm việc, tầm nhìn và âm thanh có thể ảnh hưởng đến khả năng nhìn và nghe của khách hàng trong quá trình tương tác. Vị trí cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận các thông tin tại chỗ từ các nguồn như màn hình máy chiếu, tài liệu in ấn, hay thậm chí là một đồng nghiệp trong nhóm. Các yêu cầu về ánh sáng hoặc âm-li có thể sẽ hạn chế các lựa chọn đó.

Hơn nữa, phiên dịch viên nên xác định có nên cố định một chỗ hay di chuyển xung quanh, nên đứng hay ngồi trong suốt quá trình, hay có thể hoặc cần thay đổi giữa 2 tư thế. Một sự lựa chọn không đúng đắn sẽ làm cho PDV hay tất cả những người tham gia cảm thấy không thoải mái về cả thể chất lẫn tâm lý, từ đó gây ảnh hưởng xấu đến thể lực và khả năng tập trung của phiên dịch viên và vì vậy cũng làm ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận thông tin của thành viên tham gia tương tác. PDV thường phải làm việc trong một thời gian dài nên việc cảm thấy thoải mái về thể chất là rất quan trọng. Rất nhiều người gặp tình trạng suy nhược cơ thể vì làm việc trong thời gian dài như bị viêm dây chằng hay hội chứng ống cổ tay (xem thêm chương 4 “Những yếu tố thể chất” trong sách của Stewart 1998, và Dean & Pollard 2001).

Trong nhiều tình huống làm việc, có các vấn đề cố hữu về quyền lực và ưu thế kiểm soát. Việc mất cân bằng quyền lực là không hiếm nhất là khi có thành viên tham gia thuộc một cộng đồng văn hoá thiểu số, vì vậy việc PDV làm việc trong các tình huống này là không hiếm gặp. Khi đó việc lựa chọn vị trí và tư thế của PDV cũng ảnh hưởng đến khía cạnh này của quá trình tương tác. Vị trí và tư thế PDV lựa chọn có thể thể hiện sự ủng hộ và liên minh của phiên dịch viên với một bên nào đó, và có thể tác động đến cán cân quyền lực hiện hữu. Trong những trường hợp sự chênh lệch quyền lực là có chủ ý, như khi cảnh sát thẩm vấn nghi phạm, hoặc cuộc họp giữa chủ thuê và nhân viên, phiên dịch viên cần chú ý tránh làm thay đổi trật tự tự nhiên đó. Trong các trường hợp khác, vị trí của phiên dịch viên có thể tạo nên sự bất cân bằng quyền lực một cách không cần thiết. Tất cả những điều trên cần được PDV lưu ý khi lựa chọn vị trí của mình, mặc dù đôi khi họ cũng không được tự chọn vị trí cho mình. Phiên dịch viên cũng nên lưu ý rằng việc ủng hộ một bên nào đó của họ cũng được thể hiện ra khi việc họ nói chuyện với ai và không nói chuyện với ai trước khi bắt đầu làm việc, hoặc việc họ chọn dịch cho ai trước khi cả hai bên cùng nói một lúc (Roy 2000).

Một vấn đề nữa là tính an toàn. Có những tình huống làm việc tại những buổi điều trị tâm lý hoặc liên quan đến pháp luật, phiên dịch viên phải cân bằng được nhiệm vụ và an toàn của bản thân, từ đó quyết định được vị trí làm việc phù hợp.

Để thể hiện sự tôn trọng, phiên dịch viên thường tham khảo ý kiến của khách hàng về vị trí của PVD mà họ muốn . Kể cả như vậy, phiên dịch viên vẫn có trách nhiệm xem xét đến mọi yếu tố cần thiết để xác định được một vị trí phù hợp nhất và thương lượng để sắp xếp vi trí đó.

Một lợi thế nữa của chuẩn bị tại chỗ là PDV có thể biết được các thông tin mới, giúp PDV củng cố thêm hoặc thậm chí thay đổi hoàn toàn cách hiểu của mình về mục đích và động thái của tình huống tương tác, và vì vậy thay đổi cách tiếp cận của mình. Vì vậy chuẩn bị tại chỗ giúp cải thiện đáng kể khả năng hỗ trợ quá trình giao tiếp của PDV.

Bước 7: Hỗ trợ quá trình tương tác

Mỗi quá trình tương tác mà PDV làm việc đều khác biệt. Mặc dù phiên dịch viên có thể đã từng làm việc với khách hàng và loại công việc này trước đây, những mỗi lần như thế lại có nét đặc biệt riêng bởi những yếu tố không lường trước được. Bước 7 này rất phức tạp bởi phiên dịch viên có trách nhiệm để trải nghiệm của mỗi của bên khách hàng là như nhau. Điều này tương ứng với khái niệm của Nida (1964) về sự tác động cân bằng, đó là tác động của diễn giả đối với khán giả là như nhau, cả những khán giả trực tiếp hiểu ngôn ngữ của diễn giả và những người những người tiếp nhận thông tin qua phiên dịch.

Con người tương tác với nhau chủ yếu thông qua giao tiếp và vì thế, điều được kì vọng cơ bản ở một phiên dịch viên NNKH là dịch những gì được nói từ ngôn ngữ nói sang NNKH  và ngược lại. Nhưng để thực sự dịch hiệu quả, phiên dịch viên phải chuyển tải được ý nghĩa của những gì được nói ra, PDV phải chuyển tải được “thông điệp” mà diễn giả muốn mang đến, đây là tư tưởng được nhiều tác giả nghiên cứu sâu, ví dụ như Seleskovitch (1978).  Diễn giả dùng từ ngữ (từ ngữ nói hoặc ký hiệu) để diễn đạt các khái niệm mình muốn truyền đạt cho đối tượng tương tác của mình, vì vậy trước hết phiên dịch viên phải hiểu được nghĩa các từ ngữ đó thì mới hiểu được nội dung thông điệp, họ không thể dịch những gì họ không hiểu. Ở đây kỹ năng phỏng đoán cùng với quá trình chuẩn bị tốt sẽ giúp cho phiên dịch viên hiểu ngữ cảnh nơi diễn ra giao tiếp, bao gồm cả mục đích của quá trình tương tác.

Mục đích của cuộc làm việc là lý do bao quát mang các bên tham gia đến với nhau. Nó cung cấp một ngữ cảnh tổng thể để qua đó hiểu được những gì đang được nói (Cokely 1992). Ví dụ Mục đích tổng thể của một cuộc trao đổi giữa một bệnh nhân bị đau ngón tay và bác sĩ có thể đơn giản chỉ là bệnh nhân muốn tìm hiểu liệu ngón tay của anh ta có bị gãy hay không, và bác sĩ kiểm tra và đưa ra câu trả lời. Tuy nhiên ngoài mục đích chung này ra, phiên dịch viên còn cần để ý đến những sự phần “tương tác phụ” khác để hiểu được thông điệp thật sự của người nói để dịch cho chính xác.

Để xác định được mục đích của các “tương tác phụ” này cần biết được ngữ dụng học của diễn ngôn hay là lý do “tại sao” của từng phần hội thoại riêng lẻ. Yếu tố này của thông điệp mang nội dung ẩn ý và khó đoán hơn là các nội dung được nêu rõ dựa vào ngữ nghĩa của từ. Ví dụ nếu bác sĩ trả lời “anh sẽ không thể sử dụng ngón tay này trong vòng 1 tuần” và bệnh nhân 17 tuổi trả lời “KHÔNG – THỂ – CÓ – CHUYỆN – ĐÓ!”, điều quan trọng là phải xác định được bệnh nhân coi đó là tin vui hay tin xấu để có thể diễn đạt lại nó với ngữ điệu chính xác, nhất là khi rất có thể cách diễn đạt trong ngôn ngữ gốc và ngôn ngữ đích là khác nhau đối với cùng một tình huống nói đó. Phiên dịch viên bắt buộc phải xác định được liệu có phải bệnh nhân muốn bác sĩ thay đổi ý kiến của mình không, bởi vì có thể bệnh nhân muốn được tham gia thi đấu trận chung kết bóng chuyền, hay là cậu ta đang vui vì được hoãn nộp bài kiểm tra. Nếu phiên dịch viên không chắc chắn về ẩn ý đó, họ cần phải tìm chiến thuật để xác định được nó, ví dụ như đề nghị giải thích rõ thêm, để dịch cho chính xác.

Để có thể kiểm tra mục đích các “tương tác phụ” nhằm hiểu rõ hơn thông điệp cần chuyển tải, phiên dịch viên cần lưu ý đến hàng loạt yếu tố giao tiếp khác như ngôn ngữ cơ thể, giọng điệu, ngữ điệu, cử chỉ, cũng như những yếu tố khái quát hơn như môi trường vật chất, động lực của quá trình tương tác, và mục đích tương đồng hay khác nhau của ác thành viên tham gia. Cuối cùng, phiên dịch viên chỉ có thể truyền đạt lại những gì họ hiểu từ thông điệp gốc trong bối cảnh gốc bằng cách xây dựng lại cái họ cho là một bản dịch tương ứng trong mội bối cảnh tương ứng – điều này đòi hỏi rất nhiều suy luận của phiên dịch viên, vì vậy có rất nhiều khả năng phiên dịch viên hiểu sai một cách không chủ ý mục đích thực sự của mối tương tác.

Khi những bên tham gia có chung một mục đích, sẽ dễ dàng hơn cho phiên dịch viên để hiểu được mục đích ngữ dụng của các tương tác phụ và cảm thấy chắc chắn hơn với phần dịch của mình. Khi những mục đích này khác nhau mà PDV không hiểu được, phiên dịch viên có thể cảm nhận được sự không thành công bằng cách quan sát diễn biến của cuộc nói chuyện cũng như kết quả của nó. Ví dụ, phiên dịch viên có thể không hiểu mục đích của bệnh nhân chỉ đơn giản là muốn bác sĩ kiểm tra việc đau bụng của mình, còn bác sĩ chỉ muốn thoát khỏi người bệnh này vì cứ tiếp tục quay lại khi đã được hẹn để gặp một chuyên gia khác về vấn đề này. Nếu phiên dịch viên không biết có mối bất đồng này giữa hai người do mục đích khác nhau thì PDV sẽ cảm thấy băn khoăn. Ngược lại nếu biết sự căng thẳng đó chuyển tải được nó, PDV đã thành công trong việc thể hiện sự bất hoà trong mối tương tác.

Để có thể làm tốt công việc mình, phiên dịch viên cần phải quản lý rất nhiều yếu tố bên ngoài khác. Bởi vì chỉ phiên dịch viên mới biết họ cần những gì để làm tốt việc của mình, thế nên trách nhiệm của họ là phải chắc chắn rằng họ nhận được những gì cần thiết. Điều này yêu cầu phải có tính chuyên nghiệp và khả năng thương thuyết cao.

Những vấn đề được nêu ra trong bước 6 và 7 được coi là những yếu tố quan trọng mà phiên dịch viên luôn phải để ý khi dịch. Tuy nhiên đó khong phải là những yếu tố duy nhất, luôn có những yếu tố khác nữa ảnh hưởng đến sự thành công mà chưa được nhắc đến. Dù sao đi nữa, muốn thành công phiên dịch viên luôn phải trải qua quá trình phức tạo để xác định mục đích của cuộc nói chuyện cũng như các yếu tố liên quan ảnh hưởng đến những quyết định của họ trong suốt quá trình dịch. Đây là một quá trình lặp lại, phiên dịch viên luôn đánh giá lại các quyết định của mình, nếu các dự đoán là đúng thì tiếp tục đi theo hướng đó, còn nếu các dự đoán chưa chính xác thì phải kiểm tra lại tiến trình hành động của mình và từ đó có những quyết định tiếp theo dựa trên cách hiểu mới, bao gồm cả việc điều chỉnh lại các phỏng đoán của mình và đáp ứng lại phù hợp. Quá trình này lặp lại và tiếp diễn, và cần được theo dõi liên tục cho đến khi buổi làm việc kết thúc.

Bước 8: Tổng kết và rút ra kết luận

Sau khi đã hoàn thành công việc, phiên dịch viên nên suy nghĩ lại về trải nghiệm của mình. Nếu họ không trực tiếp xem xét lại cách làm việc và cách giải quyết vấn đề của mình, họ thực sự bỏ lỡ cơ hội để phát triển chuyên môn. Nếu không làm việc này, phiên dịch viên sẽ không hiểu được những quyết định và hành động nào giúp ích cho công việc của mình và tại sao. Và vì vậy nếu gặp tình huống tương tự trong tương lai, họ có thể sẽ lại tiếp tục có những quyết định và hành động sai lầm mà trước đây đã từng dẫn đến thất bại.

Bằng cách tổng kết lại buổi làm việc, phiên dịch viên mới thực sự học hỏi ở mức tối đa. Khi làm như vậy, họ sẽ nhớ lại những phần mà khi đó họ chưa thực sự hiểu, họ có thể không biết được tất cả các yếu tố nào gây ảnh hưởng lên quá trình tương tác và phản ứng của mình, hoặc lẽ ra họ đã có thể sử dụng những chiến thuật nào để xử lý tình huống đó. Để tận dụng cơ hội học hỏi này, họ có thể tham khảo ý kiến của đồng nghiệp. Nhưng nên nhớ giữ thái độ làm việc chuyên nghiệp là chỉ chia sẻ những thông tin để nhằm tìm hiểu vấn đề khúc mắc. Họ cũng có thể nghiên cứu thêm bên ngoài bằng tài liệu hoặc sách báo về chủ đề đó hay về kỹ thuật dịch.

Cũng có trường hợp phiên dịch cho các cuộc nói chuyện với chủ đề gây quá nhiều cảm xúc. Trong trường hợp này, họ nên chia sẻ điều này với những đồng nghiệp hiểu biết vấn đề và biết giữ phong thái chuyên nghiệp. Trong trường hợp quá mức, PDV có thể cần phải tìm sự giúp đỡ của những nhà chuyên môn để có thể vượt qua phản ứng xúc động của mình đối với tình huống bi kịch mà họ được chia sẻ (Harvey 2001).

Như đã nói ở trên, phiên dịch viên có lúc sẽ làm việc theo nhóm. Trong một nhóm phiên dịch, họ sẽ được tổng kết rút kinh nghiệm theo cả nhóm về tính hiệu quả của họ. Họ có thể xem xét hiệu quả của kỹ thuật của từng thành viên nhóm khi hỗ trợ phiên dịch chính và các cách để nâng cao khả năng hỗ trợ này của họ. Họ cũng có thể bàn về cách quản lý thông tin và tài liệu. Còn trong một nhóm liên ngành, đôi khi họ sẽ xem xét về những vấn đề liên quan đến ngôn ngữ, văn hóa và thông tin, và cách xử lý tình huống như thế nào để dịch hiệu quả.

Khả năng học hỏi và rút kinh nghiệm là bước quan trọng để phiên dịch viên tiến đến thành công, vì khi xem xét lại mỗi nhiệm vụ dịch hay khi cần thiết, thảo luận với mọi người, PDV có thể tiếp thu những gì đã học được từ cả thành công và thúc đẩy sự trưởng thành về chuyên môn.

Sự tuyệt vời của công việc phiên dịch

Điều tuyệt vời của quá trình dẫn đến phiên dịch thành công là đó là một quá trình mà mọi phiên dịch viên có thể thực hiện, nhờ đó tự nâng cao hiểu biết và trình độ của bản thân. Khi hoàn thành tốt một công việc, họ thu nhận được kiến thức về lĩnh vực đó, nâng cao trình độ ngôn ngữ, mài dũa tính chuyên nghiệp và cách đánh giá có tính đạo đức. Họ nhận thức được những yếu tố ảnh hưởng đến công việc và đưa ra cách giải quyết. Tuy vậy sự chuẩn bị cho mỗi lần làm việc là bắt buộc. Họ tăng khả năng thành công cho những công việc tiếp theo bởi những gì đã học được thì không thể quên. Các kiến thức mới giúp nâng cao trình độ của họ và khả năng phán đoán tốt hơn trong các tình huống về sau.

Nếu những hiểu biết về những gì xảy ra trong một công việc là không rõ ràng, sẽ rất khó để biết được những gì sẽ xảy ra tiếp theo. Với kinh nghiệm hoàn thành các bước  từ 1 đến 7 nhiều lần, khả năng phán đoán của phiên dịch viên sẽ được tăng lên, điều này được thể hiện ở hình 2.

Untitled

Có lẽ tài sản lớn nhất của một phiên dịch viên nhiều kinh nghiệm là họ đã gặp và giải quyết một vấn đề nhiều hơn 1 lần. Từ đó họ sẽ trở nên tự tin và biết phải làm gì cũng như biết khi nào một hành động có thể dẫn đến thành công hoặc thất bại.

Yêu cầu việc phiên dịch viên phải chuẩn bị kĩ càng trước mỗi công việc luôn hiện diện trong cả sự nghiệp như trong hình 3. Tuy nhiên khả năng dự đoán chính xác những có sẽ xảy ra sẽ giúp họ chuẩn bị hiệu quả hơn.

Untitled

Theo logic đó, một phiên dịch viên thiếu kinh nghiệm sẽ không biết phải giải quyết thế nào nếu có vấn đề xảy ra. Họ ít khi biết hỏi đúng câu hỏi, biết ít các mục đích mà 1 buổi làm việc có thể có, hiểu biết hạn chế về chủ đề và ít kinh nghiệm trong việc tìm kiếm tài liệu. Đó là bởi vì rất nhiều những tình huống công việc diễn ra ngoài những kinh nghiệm của họ – họ làm phiên dịch cho những hoạt động thường ngày của người khác. Ví dụ họ được làm việc tại một bộ phận kiểm tra sức khỏe y tế trong khi chính họ chưa bao giờ được tham gia. Một người mới ra trường sẽ không biết loại thuật ngữ và kiến thức cần có để làm công việc này để có thể chuẩn bị dẫn đến kết quả họ cần rất nhiều thời gian để làm việc đó. Tuy nhiên, nếu thực hiện công việc đó nhiều lần, thời gian cần để chuẩn bị sẽ dần được giảm xuống như trong hình 4. Nên nhớ rằng mũi tên trong hình 2 và 4 chỉ là tương đối chứ không hoàn toàn chính xác. Kể cả đối với phiên dịch viên có kinh nghiệm, họ vẫn thường gặp những công việc phức tạp yêu cầu nhiều thời gian để chuẩn bị, cũng như có rất nhiều yếu tố khó đoán.

UntitledNếu những biểu đồ ở trên chỉ ra rằng phiên dịch viên luôn cần phải chuẩn bị và cho thấy khả năng phán đoán thay đổi ra sao thì hình 5 còn cho thấy trong suốt sự nghiệp của mình, họ còn có thể biết được lượng kiến thức và hiểu biết ngôn ngữ cần có để làm việc, cũng như chuẩn bị một cách hiệu quả hơn.

Trong hình 5 còn có 2 mũi tên và điểm giao nhau của chúng. Khi một phiên dịch viên có ít kinh nghiệm và phán đoán của họ còn mơ hồ, phần lớn thời gian chuẩn bị của họ sẽ dành cho những việc không rõ ràng, việc này có thể dẫn đến những nỗi lo lắng được thể hiện bằng vùng bên trái của hình 6. Vùng này được gọi là “vùng không thoải mái”.

Untitled

Đến một lúc nào đó trong sự nghiệp, điểm giao nhau của khả năng phán đoán và thời gian chuẩn bị sẽ gặp nhau. Từ điểm này trở đi, phiên dịch viên sẽ có khả năng phán đoán tốt hơn và chuẩn bị hiệu quả hơn. Vùng này được thể hiện trong hình 7 “vùng thoải mái” (vùng sở trường). Trong suốt sự nghiệp họ sẽ có khả năng biết được khi nào họ đang chuyển từ vùng này sang vùng kia. Điều này được thể hiện trong hình 8.

Untitled

UntitledUntitled

Khái niệm chuyển vùng này có thể xem xét thông qua 4 mức độ. Ở mức độ rộng nhất như trong hình 8, sự chuyển từ vùng không thoải mái sang thoải mái thể hiện sự tiến bộ trong công việc của phiên dịch viên khi họ làm mọi thứ 1 cách dễ dàng hơn. Ở mức độ 2, sự chuyển giao này còn thể hiện qua kinh nghiệm trong mỗi một công việc từ khi họ còn cảm thấy lo lắng, không biết phải làm gì và chuẩn bị thế nào cho đúng. Trong quá trình làm việc, họ sẽ dần dần biết được phải làm gì và từ đó bắt đầu sự chuyển giao. Thứ 3, sự chuyển giao vùng này có thể là do sự chuyển đổi chủ đề của từng công việc. Ví dụ, khi một chủ đề quen thuộc với phiên dịch viên bị thay đổi sang vấn đề khác, lúc đó họ sẽ quay lại với vùng không thoải mái cho đến khi họ xác định được họ đã có đầy đủ tài liệu và làm quen được với phong cách nói chuyện của khách hàng mới. Mức độ 4, một sự lo lắng có thể thoáng xuất hiện khi phiên dịch viên không hiểu rõ ý của người đang nói về chủ đề hoặc những thay đổi nhỏ trong cách nói chuyện, và ngay lập tức quay trở về vùng thoải mái của mình khi mọi thắc mắc trên được giải đáp.

 Untitled

Điều quan trọng cần lưu ý là trong suốt sự nghiệp của mình, mọi phiên dịch viên đều trải qua những sự chuyển vùng như trên. Tuy nhiên theo thời gian và kinh nghiệm tăng cao, vùng không thoải mái của họ sẽ ngày càng thu nhỏ lại và thời gian trải nghiệm vùng thoải mái ngày càng được tăng lên như được thể hiện trong hình 9.

Một phiên dịch viên ngôn ngữ kí hiệu phải có khả năng song ngữ và hiểu biết hai văn hóa rất tốt cũng như sở hữu nhiều kĩ năng khác nếu họ muốn thực sự làm tốt công việc hỗ trợ giao tiếp giữa người Điếc và người nói. Sau khi tốt nghiệp một chương trình đào tạo bậc cao đẳng hoặc đại học về phiên dịch, họ đã sẵn sàng để làm việc, tuy nhiên các PDV thường nói rằng trong những năm đầu tiên đi làm họ học hỏi được lượng kiến thức cũng nhiều như những gì học được ở trường. May thay PDV có được thuận lợi với mô hình 8 bước trên đây, khi theo nó họ sẽ ngày càng đạt được nhiều thành công và sự thoải mái trong công việc hơn, từ đó tiếp tục trau dồi kiến thức và kĩ năng của mình. Các PDV thành công sẽ thấy rằng theo thời gian, khi họ ngày càng giỏi hơn, họ sẽ được trải nghiệm nhiều hơn ở vùng thoải mái vì họ được làm công việc mà họ yêu thích.

Công việc phiên dịch cũng giống như một bức tranh, thay vì cố nắm bắt tất cả như là một bức ảnh, thì bức tranh cố gắng tìm một ý nghĩa nào đó và làm nổi bật nó lên. Một phiên dịch viên vì thế cũng giống như một nghệ sĩ. Một họa sĩ thực thụ sẽ khiến người xem tập trung vào cả tác phẩm thay vì để ý đến từng nét vẽ, một phiên dịch viên giỏi cũng sẽ khiến khách hàng nghĩ đến quá trình tương tác của mình mà không phải chú ý đến vô số những chi tiết mà phiên dịch viên đã phải bận tâm đến. Và cũng giống như một hoạ sĩ giỏi, PDV cũng phải mất thời gian để phát triển kĩ năng phiên dịch của mình.

Kiến thức chung về giáo dục trẻ điếc