Mô đun 2: MÔ HÌNH HỖ TRỢ TRẺ ĐIẾC TRƯỚC TUỔI HỌC ĐẾN TRƯỜNG (3)

Mô đun 2: MÔ HÌNH HỖ TRỢ TRẺ ĐIẾC TRƯỚC TUỔI HỌC ĐẾN TRƯỜNG (3)

(Tổng số 15 tiết: 10 tiết lý thuyết – 5 tiết thực hành)

Bài 3: Thực hành: Tham quan mô hình thí điểm

  1. Mục tiêuSau khi học xong học viên có khả năng:
  • Liên hệ được giữa lý thuyết và thực tế của mô hình về các công việc của nhóm HTGĐ.
  • Có kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp.
  1. Thời gian: 7 tiết (Lý thuyết: 2 tiết – Thực hành: 5 tiết)

III. Phương tiện, đồ dùng dạy học

  • Giấy Ao, giấy mầu, băng keo, kéo,..
  1. Nội dung kiến thức

4.1. Tổ chức tham quan mô hình dạy trẻ điếc tại trung tâm và gia đình

Hoạt động 1Quan sát một tiết học nhóm của trẻ điếc tại trung tâm

  • Quan sát hoạt động của các thành viên trong nhóm HTGĐ.
  • Nhóm 4 – 6 người

Thông tin phản hồi cho hoạt động 1 :

Tiến trình:

  • Nội dung: quan sát nhiệm vụ của nhóm HTGĐ tại trung tâm
  • Phương pháp: đọc tài liệu, quan sát, phỏng vấn lãnh đạo trung tâm, thành viên nhóm HTGĐ, cha mẹ trẻ…
  • Sử dụng Phiếu quan sát: Phụ lục….
  • Thực hiện: Trong lúc quan sát yêu cầu:
  • Yêu cầu về nội dung: học viên liên hệ được giữa lý thuyết đã học và thực tế của mô hình, chú ý các phát sinh khác trong giờ hỗ trợ.
  • Ghi chép đầy đủ
  • Sau thực hành: thảo luận tại chỗ, rút kinh nghiệm.

Gợi ý: các nhóm nên thực hiện hoạt động cùng thời gian tại 2-3 trường/trung tâm khác nhau.

Hoạt động 2: Quan sát một tiết dạy cá nhân trẻ điếc tại gia đình

  • Quan sát hoạt động của các thành viên trong nhóm HTGĐ.
  • Nhóm 4 – 6 người

Thông tin phản hồi cho hoạt động 2: 

Tiến trình:

  • Chuẩn bị: chia nhóm và lập danh mục các điểm cần quan sát của mô hình
  • Phương pháp: đọc tài liệu, quan sát, các thành viên gia đình trẻ, thành viên nhóm HTGĐ…
  • Nội dung: quan sát nhiệm vụ của nhóm HTGĐ tại trung tâm
  • Thực hiện: Trong lúc quan sát yêu cầu:
    • Yêu cầu về nội dung: học viên liên hệ được giữa lý thuyết đã học và thực tế của mô hình, chú ý các phát sinh khác.
    • Ghi chép đầy đủ
  • Sau thực hành: thảo luận tại chỗ, rút kinh nghiệm.
  • Gợi ý: 2 hoặc 3 nhóm nên thực hiện hoạt động cùng thời gian tại các gia đình khác nhau.

4.2. Điểm mạnh và điểm yếu của mô hình thí điểm

Hoạt động: Phân tích điểm mạnh và điểm yếu của mô hình hỗ trợ trẻ điếc trước tuổi đến trường

  • Nêu điểm mạnh và điểm yếu của mô hình thí điểm.
  • Thảo luận nhóm 4 – 6 người.

Thông tin phản hồi cho hoạt động 2:

Đọc lại bài 1: mô hình giáo dục cho trẻ điếc trước tuổi đến trường và kết hợp với bài thực hành để phân tích

Chọn lọc thông tin và điền vào bảng dưới:

  Điểm mạnh Điểm yếu Ghi chú
Đối với trẻ điếc Trẻ điếc được giao tiếp bằng NNKH ngay từ khi còn nhỏ.

Trẻ được phát triển toàn diện trên 4 lĩnh vực: tình cảm xã hội, nhận thức, ngôn ngữ và thể chất.

Một bộ phận Trẻ điếc sử dụng thiết bị trợ thính chỉ giao tiếp và học bằng ngôn ngữ nói không được tham gia chương trình.

Chưa đảm bảo tính công bằng giáo dục cho tất cả trẻ điếc.

Phần lớn các giờ học tại nhà được tổ chức sau 17:00 hàng ngày, điều này cũng ảnh hưởng tới sự tham gia tích cực của trẻ.

Đối với người điếc Được tham gia dạy trẻ điếc, được làm việc như là một nghề có lương.

Được học tập và phát triển khả năng cá nhân.

Được làm việc trong môi trường hòa nhập.

Được tôn trọng, được đánh giá đúng với khả năng của mình.

Không có nhiều người điếc đạt trình độ văn hóa và có khả năng để đào tạo thành HDVNĐ.

Chính thức: Chỉ có 1 trường dạy người điếc đến trình độ văn hóa lớp 12 (Đồng Nai).

Chưa có nơi đào tạo người điếc trở thành HDVNĐ chuyên nghiệp để dạy trẻ điếc.

Chưa có hướng dẫn cụ thể của Bộ GD-ĐT về việc sử dụng người điếc như là giáo viên dạy trẻ điếc.

Thông tin tính đến tháng 6 năm 2015.
Đối với Phiên dịch NNKH Được tham gia phiên dịch như là một công việc chính thức và được hưởng lương.

Được đào tạo và phát triển khả năng dịch trong môi trường giáo dục

Các phiên dịch đều là người nhà của người điếc hoặc người nghe tự nguyện phiên dịch giúp người điếc.

Chưa được học về phiên dịch. Chưa có nơi đào tạo phiên dịch và cấp bằng chính thức.

Phần lớn các phiên dịch tham gia chương trình là kiêm nhiệm nên việc tập trung vào lịch dạy cho trẻ cũng bị ảnh hưởng.

 

Thông tin tính đến tháng 6 năm 2015.
Đối với cha mẹ,

Gia đình trẻ

Được tham gia vào giờ dạy con, biết cách giao tiếp và dạy con.

Được học NNKH để giao tiếp và dạy con tốt hơn.

Được giao lưu, chia sẻ với các cha mẹ trẻ điếc khác.

Nhà trẻ ở xa trường học, gia đình không có điều kiện đưa trẻ tới trường.

Do trẻ ở quá xa nên các HDVNĐ và phiên dịch không đến dạy trẻ được.

Cha mẹ bận làm việc không có nhiều thời gian dành cho con. Các giờ dạy trẻ sau 17:00 cũng ảnh hưởng tới khả năng học tập của trẻ.

Thông tin tính đến tháng 6 năm 2015.

Kiểm tra cuối mô đun (1 tiết)

  1. Thời gian kiểm tra: 1 tiết (các nhóm chuẩn bị: 20 phút. Trình bày: 10-15 phút/nhóm)
  2. Hình thức kiểm tra: Nhóm 4 – 5 người, kiểm tra vấn đáp, nhóm thảo luận và trả lời, tính điểm theo nhóm.
  3. Nội dung kiểm tra:
  • Trong mô hình thí điểm, là một HDVNĐ, nhiệm vụ của bạn là gì?
  • Nêu điểm mạnh, điểm yếu của mô hình thí điểm

Kiến thức chung về giáo dục trẻ điếc