Mô đun 3: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ HỌC TẬP CỦA TRẺ ĐIẾC TỪ 0 – 6 TUỔI (1)

Mô đun 3: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ HỌC TẬP CỦA TRẺ ĐIẾC TỪ 0 – 6 TUỔI (1)

(Tổng số 45 tiết: 15 tiết lý thuyết – 30 tiết thực hành)

Bài 1: Sự phát triển của trẻ NGHE từ 0 – 6 tuổi

  1. Mục tiêu
  • Trình bày được đặc điểm tâm lý của trẻ nghe trong độ tuổi từ 0 – 6 tuổi.
  • Nhận biết được một số đặc điểm và biểu hiện tâm lý của trẻ điếc từ 0 – 6 tuổi.
  • Có kỹ năng quan sát, ghi chép các đặc điểm tâm lý của trẻ trong một số tình huống cụ thể trong sinh hoạt hàng ngày.
  1. Thời gian: 8 tiết (Lý thuyết:6 tiết – Thực hành 2 tiết)
  2. Phương tiện, đồ dùng dạy học

– Giấy Ao, giấy màu, băng keo, kéo ….

– Clips minh họa bài giảng.

  1. Nội dung

4.1. Bốn lĩnh vực phát triển của trẻ. (1 tiết)

Hoạt động: Tìm hiểu Bốn lĩnh vực phát triển của trẻ

– Nghiên cứu sơ đồ Bốn lĩnh vực phát triển của trẻ, nêu những hiểu biết của anh/chị?

– Thảo luận nhóm 4 – 5 người. Chia lớp thành 4 nhóm.

Thông tin phản hồi cho hoạt động:

Sự phát triển của trẻ bao gồm 4 lĩnh vực sau:

Sự phát triển ngôn ngữ được hiểu là quá trình trẻ lĩnh hội chức năng, cấu trúc ngôn ngữ và các qui ước trong việc sử dụng ngôn ngữ để để bày tỏ và tiếp nhận suy nghĩ, cảm xúc và ý tưởng. Việc lĩnh hội ngôn ngữ bao gồm 4 khía cạnh của ngôn ngữ: 1) từ vựng, 2) ngữ nghĩa, 3) ngữ pháp và cú pháp (cấu trúc), 4) chức năng của ngôn ngữ.

Sự phát triển nhận thức là khả năng của trẻ trong việc phản ánh hiện thực khách quan. Hoạt động này gồm nhiều quá trình khác nhau, thể hiện các mức độ phản ánh ở những hiện thực khác nhau (cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng) và mang lại những sản phẩm khác nhau về hiện thực khách quan (hình ảnh, biểu tượng, khái niệm). Khả năng nhận thức chính là khả năng suy nghĩ xuất phát từ nhu cầu muốn tìm hiểu thế giới xung quanh của con người. Bản tính của con người là luôn tò mò, thích tìm hiểu, thử nghiệm, khám phá và giải quyết vấn đề.

     – Sự phát triển tình cảm xã hội là khả năng của trẻ trong việc hình thành các mối quan hệ với người lớn và bạn bè; trải nghiệm, điều chỉnh, bày tỏ tình cảm một cách thích hợp, khám phá môi trường xã hội xung quanh và học hỏi. Văn hóa gia đình, văn hóa cộng đồng đều ảnh hưởng tới sự phát triển tình cảm – xã hội của trẻ.

Sự phát triển thể chất là sự lớn lên về cơ thể, diện mạo bên ngoài; sự hoàn thiện của các cơ quan chức năng bên trong cơ thể, các khả năng vận động của cơ thể, tay chân, và sức khỏe của trẻ. Sự phát triển thể chất là tố chất vận động như nhanh nhẹn,  khéo léo, thăng bằng; là khả năng phối hợp khéo léo cử động bàn tay và ngón tay.

4.2. Sự phát triển của trẻ nghe từ 0 – 3 tuổi. (2 tiết)

Hoạt động 1. Tìm hiểu về đặc điểm phát triển thể chất của trẻ nghe từ 0 – 3 tuổi

  • Hãy mô tả đặc điểm phát triển thể chất của trẻ nghe từ 0 – 3 tuổi
  • Thảo luận nhóm: 2 người

Thông tin phản hồi dành cho hoạt động 1

Vận động thô
1 tháng Chuyển động theo phản xạ

Không kiểm soát được những chuyển động của cơ thể

Phần đầu cần được hỗ trợ. Nếu không có hỗ trợ, đầu sẽ ngửa về phía trước hoặc phía sau.

Nhấc đầu nhanh chóng khỏi mặt đất để quay đầu sang hai bên khi nằm sấp.

Vặn vẹo toàn bộ cơ thể khi khóc.

Nắm chặt tay hoặc chỉ mở nhẹ.

Có thể giữ đồ vật nếu chúng được đặt vào tay, nhưng sẽ nhanh chóng thả đồ vật ra.

2 tháng Có thể giữ đầu ngay ngắn khi nằm sấp

Có thể giữ đầu ngẩng cao trong vài giây.

Có thể quay đầu khi nằm ngửa.

Quay tay và chân nhẹ nhàng.

Các vận chuyển động chủ yếu là phản xạ.

Nắm đồ vật theo phản xạ.

Có thể giữ đồ vật lâu hơn, nhưng vẫn thả ra chỉ sau vài giây.

Thị giác được cải thiện để nhìn đồ vật gần hơn và trong thời gian lâu hơn.

3 tháng Thực hiện những động tác cơ thể chủ động.

Có thể phối hợp tay và chân.

Quay đầu mạnh hơn.

Có thể nhấc đầu khi nằm sấp.

Nắm và giữ đồ chơi trong tay.

Khi nằm sấp, có thể ngẩng đầu và ngực cao hơn bề mặt bằng cách dùng tay hỗ trợ.

4 tháng Khi nằm sấp, có thể quay ngang trái phải và trước sau.

Có thể duy trì một tư thế ngồi trong vài phút nếu được hỗ trợ.

Bắt đầu biết cầm nắm đồ vật gần tầm với.

Có thể đặt đồ vật vào miệng.

Nhìn từ đồ vật sang tay, đồ vật.

Ném vào đồ vật.

5 tháng Khi nằm sấp có thể nhấc đầu và vai khỏi mặt đất.

Có thể lật từ tư thế sấp sang ngửa.

Khi được giữ dưới tay, có thể đứng lên ngồi xuống, đổi chân liên tục.

Nỗ lực khi được người khác kéo đứng lên.

Có thể ngồi thẳng lưng (nếu được hỗ trợ) trong 15 đến 30 phút.

Với lấy đồ vật bằng cách phối hợp nhịp nhàng và đúng mục tiêu.

Bắt đầu nắm đồ vật bằng những ngón tay.

Giữ đồ vật bằng bất kỳ tay nào.

Chuyển đồ vật từ tay này sang tay kia trong khi đánh rơi đồ vật thường xuyên.

6 tháng Lăn người từ nằm sấp sang nằm ngửa.

Khi nằm sấp, chuyển động bằng cách đạp chân và với tay.

Nhổm dậy bằng tay và đầu gối, nhưng có thể bị ngã về phía trước.

Có khả năng đứng nếu được hỗ trợ.

Có thể ngồi mà không hỗ trợ trong một thời gian ngắn.

Với bằng một tay và nắm đồ vật trong tay, sau đó chuyển đồ vật sang tay còn lại, tiếp đó với sang đồ vật khác.

Học cách làm theo đồ vật theo ý muốn.

Có thể nhặt đồ vật đã đánh rơi lên.

Giữ một vật bằng cả hai tay.

Ngồi trong tư thế kiềng ba chân (dùng tay hỗ trợ).

7 tháng Bò lổm ngổm, kết hợp cả những chuyển động bằng bụng và đầu gối.

Thích dậm chân khi đang đứng.

Có khả năng tự đứng dậy.

Có thể dựa vào và vươn ra trong khi đang ngồi.

Nắm đồ vật dễ dàng bằng cách sử dụng ngón cái đối diện những ngón tay còn lại.

Giữ một đồ vật bằng từng tay.

Đập các đồ vật vào nhau tạo ra tiếng ồn.

Thường xuyên giữ đồ vật trong tay.

Chỉ, kéo và lắc đồ vật liên tục.

8 tháng Ngồi vững một mình trong thời gian dài hơn.

Bò.

Đứng lên bằng cách đẩy tay.

Học cách kẹp chặt đồ vật bằng cách dùng ngón cái và ngón trỏ.

Có thể nhặt những đồ vật nhỏ lên.

9 tháng Ngồi một mình.

Bò, có thể cố gắng leo cầu thang.

Có thể dịch chuyển theo vật dụng trong nhà, tựa vào đó để chống đỡ.

Dùng ngón trỏ để chỉ, dẫn và vỗ.

10 tháng Thích đi bộ khi nắm tay người thân.

Trèo lên ghế và vật dụng khác.

Đứng lên gần như không cần sự hỗ trợ.

Có thể thả những đồ vật đang cầm thay vì đánh rơi chúng.

11 tháng Đứng một mình.

Có khả năng đứng và nhặt đồ vật lên.

Thích nắm chặt chén đĩa, cốc tách.

Có thể đưa thìa lên miệng khi thử cho mình ăn.

Cởi bỏ giầy và tất.

12 tháng Trèo lên và xuống cầu thang.

Có thể thể hiện sự yêu thích bằng một tay.

Có khả năng cởi bỏ quần áo.

Tự kéo mình đứng lên.

Tập đi bằng cách vịn vào đồ vật trong nhà.

Biết nắm chặt tay.

13 đến 15 tháng Đi bộ khi được nắm giữ một tay.

Xây một tòa tháp bằng 2 hình khối lập phương một inch.

Lật trang sách 2 hoặc 3 lần một lúc.

Trong khi đi, không thể đi vòng theo góc hoặc dừng đột ngột.

16 đến 18 tháng Tự đi mà không trợ giúp.

Leo bậc cầu thang trong khi giữ bằng một tay (không đổi chân)

Đi tốt trong khi cầm hoặc kéo theo đồ chơi.

Ném một quả bóng.

Có thể xây một tòa tháp bằng 2 – 4 hình khối.

Viết vẽ nguệch ngoạc.

19 đến 22 tháng Có thể đặt những cái móc đúng chỗ.

Lên cầu thang một mình.

Ghép hình 3 tấm.

Đặt 4 vòng vào cột theo thứ tự ngẫu nhiên.

Nặn, đập và kéo đất sét.

Đá trước, đá sau.

Nhảy đúng chỗ.

22 đến 24 tháng

 

Cố gắng đứng cân bằng.

Mang theo đồ chơi nặng hoặc một vài món đồ chơi khi đang đi.

Xây tháp từ 6 hình khối.

Đi một mình.

Bắt đầu chạy.

Đá quả bóng lớn.

24 đến 29 tháng Chạy mà không ngã.

Bắt đầu thích dùng bàn đạp trong chiếc xe đạp 3 bánh.

Đá vào quả bóng lớn.

Nhảy đúng chỗ.

Chơi đu quay, cầu trượt và trò chơi khác với độ dễ tương đối.

Ném bóng mà không ngã.

Gập người để nhặt đồ vật ở trên sàn.

Đi lên đi xuống cầu thang, hai chân trên cùng một nhịp trong khi giữ vào tay vịn.

Đứng hai chân trên cầu thăng bằng.

30 đến 36 tháng Đi bằng đầu ngón chân.

Nhảy xa một quãng hơn 21 cm (tương đương 8.5 inch)

Cố thử đứng thăng bằng trên một chân.

Đi và nhặt một quả bóng lớn.

Có thể giữ thăng bằng nhanh bằng một chân.

Vươn tay bắt một quả bóng lớn.

Có thể bước đổi chân khi lên cầu thang mà không cần nắm tay vịn.

Đạp xe đạp ba bánh.

Thực hiện từ 1 đến 3 bước nhảy bằng hai chân cùng lúc.

Vận động tinh
24 đến 29 tháng Tra chìa khóa vào ổ.

Giữ bút chì đúng tư thế viết.

Vẽ lại một đường kẻ thẳng.

Vẽ lại một đường kẻ ngang.

Xây một tòa tháp từ 6 hình khối hoặc nhiều hơn.

Sử dụng từ 2 hình khổi để lắp tàu hỏa.

30 đến 36 tháng Lật từng trang sách một.

Luồn dây những hạt lớn.

Dựng một tòa tháp từ 8 hình khối.

Vẽ lại một vòng tròn.

Bắt chước xây dựng cây cầu có ba khối.

Dùng cố định một tay cho tất cả các hoạt động.

Giữ cây kéo chính xác.

Đóng và mở kéo.

Cắt giấy bằng kéo.

Hoạt động 2. Tìm hiểu về đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ nghe từ 0 – 3 tuổi

  • Hãy mô tả đặc điểm phát triển thể chất của trẻ nghe từ 0 – 3 tuổi
  • Thảo luận nhóm: 2 người

Thông tin phản hồi dành cho hoạt động 2

Kỹ năng nhận thức
1 tháng Thích nhìn vào mặt người và những đồ vật có hoa văn.

Nghe tiếng động và giọng nói một cách tập trung.

Khóc khi cần trợ giúp, cũng như giao tiếp bằng những tiếng kêu ầm ừ và biểu hiện của khuôn mặt.

Dễ chịu khi nghe tiếng người và tiếng nhạc.

2 tháng Kết hợp các chuyển động mắt.

Thích thú các khuôn mặt hơn là các đồ vật.

Tạo ra tiếng động, nhưng tiếng nói chính vẫn là tiếng khóc.

Thể hiện sự yêu thích nhất định đối với âm thanh và sẽ ngừng bú để nghe ngóng.

3 tháng Có khả năng vừa bú vừa nhìn, vì thế thực hiện hai động tác có kiểm soát ngay lập tức.

Khám phá tay và chân như là một phần mở rộng của cơ thể.

Tìm kiếm âm thanh bằng mắt.

Bắt đầu ầm ừ những âm thanh có một tiết, như ooh, ah, aw.

Cười to.

4 tháng Thích lặp đi lặp lại những động tác yêu thích ví dụ như lắc đồ chơi.

Thích ngắm chân và tay mình.

Nhìn vào đồ vật, với lấy đồ vật và tạo liên hệ với đồ vật.

Bắt đầu phát âm những tiếng bắt đầu bằng phụ âm, như p, b, m, l.

Cười reo khi người thân nói chuyện với mình.

Khám phá các món đồ chơi bằng cách cầm chặt, ngậm đồ vật, lắc và đập đồ vật.

5 tháng Nhận biết và phản ứng khi ai gọi tên mình.

Cười với mình trong gương.

Có thể nhận biết người khác nhờ giọng nói của họ.

Bập bẹ để làm thân với người khác.

6 tháng Vơ nắm lấy bất kỳ và tất cả những đồ vật trong tầm với.

Xem xét các đồ vật kỹ lượng, quay đồ vật theo mọi hướng.

Điều chỉnh âm thanh, tiếng động và tốc độ trong khi nói bi bô.

Tiếp thu âm thanh của ngôn ngữ mẹ đẻ khi nói bi bô.

7 tháng Đoán trước tình huống.

Thích thú xem những quyển sách có những hình ảnh quen thuộc.

Có thể bắt đầu bắt chước một hành động nào đó

Có thể nói “mama” hay “papa” nhưng không kết nối những từ này với nghĩa từ là bố mẹ.

Giao tiếp bằng thái độ. Chỉ vào đồ vật mong muốn.

Có thể biết chơi trò ú òa.

8 tháng Thích đổ nước rồi lại làm đầy.

Bắt đầu đặt nhiều ký tự cạnh nhau.

Có thể gán đồ vật bằng cách bắt chước âm thanh của đồ vật, ví dụ như kêu choo-choo cho tàu hỏa.

Tìm đồ vật bị cất giấu.

9 tháng Phản ứng thích hợp trước một vài từ cụ thể.

Tìm đồ vật đã bị giấu kín.

10 đến 12 tháng

 

Nói những từ rõ tiếng đầu tiên.

Liên hệ những hành động và sự việc nhất định với những sự việc khác.

Thích nhìn vào những bức tranh trong một quyển sách.

Gép đồ chơi chính xác.

Bắt đầu tìm những đồ vật quen thuộc không ở trong tầm nhìn nhưng ở vị trí cố định (tìm ra bánh quy sau khi người khác hứa cho ăn)

Thích mở những hộp đựng và nhìn vào bên trong.

Chào tạm biệt.

13 đến 15 tháng Nhận biết các thành viên gia đình trong ảnh.

Đưa những đồ vật chạy bằng động cơ, máy móc cho người thân để nhờ kích hoạt đồ chơi.

Vốn từ vựng có 4 – 6 từ, chủ yếu chỉ con vật, món ăn và đồ chơi.

Khi được yêu cầu, có thể chỉ vào các bộ phận cơ thể, đồ chơi hoặc người.

16 đến 18 tháng Nhận biết sự vắng mặt của người thân, người quen (chỉ tay ra cửa và nói “đi rồi”)

Thích thú với những hành động có tính nhân quả (như đánh trống, té nước, bật TV)

Nói từ 6 đến 10 từ.

19 đến 24 tháng Có vốn từ vựng từ 10 đến 20 từ.

Phân loại các hình khối và màu sắc.

Bắt chước các hành vi của người lớn.

Chỉ và gọi tên những đồ vật trong sách.

Có vốn từ vừng từ 20 đến 50 từ.

Biết tự gọi tên mình. Nhận ra bản thân mình trong ảnh hoặc trong gương.

24 đến 36 tháng Phản ứng chỉ 1 lần theo yêu cầu.

Hiểu những khái niệm như “ánh sáng” và “nặng”.

Hiểu được những khái niệm về kích cỡ (to, cao).

Hiểu những khái niệm về không gian như ở trên, ở dưới, bên ngoài, cùng nhau …

Hoạt động 3. Tìm hiểu về đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ nghe từ 0 – 3 tuổi

  • Hãy mô tả đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ nghe từ 0 – 3 tuổi
  • Thảo luận nhóm: 2 người

Thông tin phản hồi dành cho hoạt động 3

Biểu đạt ngôn ngữ
24 đến 29 tháng Nối hai hay nhiều từ với nhau.

Câu hỏi nghi vấn chỉ được đánh dấu bằng ngữ điệu (Mẹ đi? Mẹ gặp con?)

Từ “Không” được sử dụng để phủ định cho cả câu: Không ăn / Mẹ không/ Không ngồi)

Giới từ được sử dụng (Đi vào nhà/ Bóng trong hộp)

30 đến 36 tháng Dùng đại từ và số nhiều (Nhiều bánh hơn; những con mèo)

Sử dụng những thành tố “Không” (Không, không thể) sau chủ thể. (Con không thể ăn/ Mẹ, đừng đi).

Sử dụng những từ bổ nghĩa khác nhau: lượng từ (một vài, nhiều, tất cả); sở hữu (của tôi, của anh ấy, của cô ấy); tính từ (xinh, mới, màu xanh).

Dùng câu có 4 – 5 từ.

Đơn giản hóa quá khứ thường, bằng cách dùng “ed”.

Kỹ năng hiểu ngôn ngữ
24 đến 29 tháng Trẻ hỏi những câu lặp lại (Gì kia? Tên bạn là gì? Anh ấy đang làm gì)

Chỉ vào 6 bộ phận trên cơ thể của búp bê hoặc bản thân mình.

Cung cấp câu trả lời chính xác cho câu hỏi nghi vấn (có/không) liên quan đến hoàn cảnh của trẻ. (mẹ đang ngủ à? Bố đang nấu ăn phải không?)

Hiểu những đại từ như: Tôi, của tôi,

30 đến 36 tháng Tuân theo những chỉ dẫn có 2 bước.

Cung cấp câu trả lời phù hợp cho câu hỏi “ở đâu” (vị trí) liên quan đến những thông tin quen thuộc với trẻ (Bố đi làm ở đâu? Con ngủ ở đâu?)

Hiểu những đại từ: anh ấy, cô ấy, của anh ấy, của cô ấy (cô ấy, anh ấy, của cô ấy, của anh ấy, …)

Hoạt động 4. Tìm hiểu về đặc điểm phát triển cảm xúc xã hội của trẻ nghe từ 0 – 3 tuổi (1 tiết)

  • Hãy mô tả đặc điểm phát triển cảm xúc xã hội của trẻ nghe từ 0 – 3 tuổi
  • Thảo luận nhóm: 2 người

Thông tin phản hồi dành cho hoạt động 4

1 tháng Phản ứng khi khó chịu và bị đau bằng cách khóc to.

Nhận biết giọng nói của cha mẹ.

Dễ chịu khi nhìn thấy mặt mọi người.

2 tháng Có khả năng thể hiện sự bực bội, hứng thú, hài long, sự giận dữ và vui vẻ.

Yên lặng mỗi khi bú.

Nhìn người khác một cách trực diện và cảnh giác. Thích nhìn người hơn là đồ vật.

Im lặng khi được ôm ấp.

Thể hiện tình cảm bằng cách nhìn vào người kia trong khi chân đạp, tay cử động và miệng cười.

3 tháng Thể hiện tình cảm an tâm khi được ôm ấp và trò chuyện.

Giao tiếp bằng những âm thanh và sắc mặt.

Phản ứng bằng toàn bộ cơ thể khi gặp người quen.

Cố gắng thu hút sự chú ý của người thân.

Nhìn kỹ biểu hiện sắc mặt của người lớn.

4 tháng Có thể hình thành sự gắn kết với một đồ vật đặc biệt.

Phản ứng với tình cảm yêu thương.

Thể hiện sự hứng thú trong những tương tác xã hội.

Thích thú những khía cạnh xã hội khi được cho ăn.

Trở nên thụ động nếu phải ở một mình suốt thời gian thức.

Cười to khi bị cù.

5 tháng Có thể bắt đầu thể hiện hành vi sợ hãi khi cảm thấy bị tách biệt.

Phân biệt giữa người thân và người lạ.

Hình thành sự tin cậy nếu được vỗ về khi khóc; trở nên lo lắng và đòi hỏi nếu không được vỗ về khi khóc.

6 tháng

 

 

 

 

 

 

Thích chơi với trẻ con.

Phản ứng với tình cảm và có thể bắt chướcbiểu hiện của tình cảm.

Thích được quan tâm và có thể khóc để đạt được điều đó.

Có thể bắt đầu bám riết lấy người thân. Khao khát được quan tâm thường xuyên.

Cười trong giao tiếp.

Cười khi gặp gương mặt quen và nhìn chằm chặp vào người lạ.

7 tháng Có thể phụ thuộc vào người thân vì cảm giác an toàn.

Nhu cầu độc lập tăng dần nhưng vẫn cảm nhận được những hoàn cảnh nguy hiểm.

Thể hiện sự khao khát những mối liên hệ xã hội.

Hoàn toàn yêu thích việc ở cạnh anh chị em ruột.

Bắt đầu có khiếu hài hước.

Thể hiện sự tức giận cao độ.

8 tháng Sợ người lạ.

Chờ đón sự bày tỏ tình cảm và trợ giúp nhanh chóng từ người thân.

Thích khám phá những địa điểm mới, nhưng vẫn muốn có thể quay về với người thân.

Thích chơi với bóng mình trong gương.

Hoàn toàn thích người thân hơn người lạ.

Ý thức hơn về sự hưởng ứng hay phản đối có tính xã hội.

9 tháng Có thể thể hiện nỗi sợ độ cao; có thể e ngại khi bò xuống ghế.

Có thể sợ những âm thanh mới.

Thể hiện sự quan tâm với những hoạt động chạy nhảy của người khác.

Thích những trò chơi như vỗ tay.

Nhận biết bản chất xã hội của những bữa ăn.

10 tháng Trình diễn cho người khác xem, lặp lại các động tác nếu được cổ vũ.

Ít khóc hơn.

Thể hiện niềm vui, hạnh phúc, nỗi buồn, sự khó chịu và nỗi bực tức.

Có khả năng thể hiện những suy nghĩ có tính hình tượng bằng cách yêu thương một món đồ chơi gắn bó hay bắt chước hành vi của người khác.

Có ý thức hơn và nhạy cảm hơn với trẻ con khác.

Thưởng thức âm nhạc và có thể bắt chước những hành động theo nhạc điệu.

Sợ những nơi lạ.

11 tháng

 

 

 

 

Có thể không phải lúc nào cũng dễ hợp tác.

Nhận biết sự khác biệt giữa ngoan và hư.

Tìm kiếm sự ủng hộ và cố gắng tránh sự phản đối.

Dập khuôn hành động của người lớn và trẻ nhỏ khác.

Thích nói KHÔNG và lắc đầu để thấy phản ứng từ người thân.

Thử phản ứng của người thân để xác định những giới hạn.

Phản đối khi bị buộc phải dừng trò chơi ưa thích.

12 tháng Có thể thể hiện sự quyết tâm muốn đi.

Bắt đầu phát triển sự tự nhân diện và sự động lập.

Thể hiện sự tiêu cực tăng dần. Có thể có những cơn cáu kỉnh.

Thích chơi với anh chị em ruột.

Thích thực hành những giao tiếp xã hội với người lớn.

Tiếp tục kiểm tra và xác định giới hạn của người thân.

Có thể từ chối ngủ.

13 đến 15 tháng Thể hiện niềm tự hào với những thành quả cá nhân.

Thích thể hiện tình cảm với con người và đồ vật.

Thích giữ người thân trong tầm nhìn trong khi khám phá môi trường.

Đòi hỏi sự quan tâm cá nhân.

Có thể bày tỏ sự sợ hãi người lạ.

Phản ứng tiêu cực. Dễ dàng bực tức.

Thích chơi một mình.

Thích những thành viên gia đình hơn những người khác.

Đòi hỏi sự quan tâm cá nhân.

16 đến 18 tháng Không đoán trước được về mặt cảm xúc và có thể phản ứng khác nhau ở những thời điểm khác nhau.

Không thể chịu đựng được sự tức giận.

Có thể thể hiện sự tiêu cực và cứng đầu.

Sợ sấm, sét, động vật lớn và những tình huống mới lạ.

Phản ứng xã hội với cha mẹ và người thân.

Phản ứng trước những yều cầu đơn giản.

Có thể đập, đánh bạn bằng tuổi như thể các bạn là đồ vật.

Không thể chia sẻ.

19 đến 21 tháng Thích tuyên bố mọi thứ là của mình.

Không lấy đồ vật của người khác khi được yêu cầu.

Bắt đầu thể hiện sự cảm thông với người lớn hay đứa trẻ khác.

Tiếp tục thích thu hút sự quan tâm của người khác.

Thể hiện ý thức về sự vắng mặt của người khác bằng cách nói “bye-bye”.

Có thể thích cởi bỏ quần áo và không thấy ngượng khi trần truồng.

Vui vẻ chơi một mình nếu ở gần người lớn.

Thích chơi cạnh đứa trẻ khác, nhưng không tương tác gì với chúng.

Có khả năng chơi một vài trò chơi đơn giản trong những khoảng thời gian ngắn.

22 đến 24 tháng Biểu lộ tình cảm với cha mẹ và những người yêu quí khác.

Dễ tủi thân khi bị chỉ trích.

Bắt đầu thể hiện thái độ bướng bỉnh.

Thể hiện những cảm xúc tự hào và ngượng ngùng.

Có thể thể hiện một vài xu hướng hiếu chiến, như đập, cắn, đánh.

Có thể tích tụ một thái độ tự chủ ngày càng tăng.

Muốn làm mọi thứ theo cách của mình.

Có thể mè nheo nhưng thích lấy lòng người lớn.

Phản xạ nhạy hơn và đòi hỏi người lớn nhiều hơn.

Vẫn thích chơi một mình, nhưng thích ở gần những người khác.

Tham gia vào vở kịch tưởng tượng liên quan đến những hành vi của bố mẹ.

Sử dụng tên mình khi nói chuyện với người khác.

Thử kiểm tra những giới hạn do bố mẹ và người thân đưa ra.

Thích kiểm soát người khác và thích ra lệnh.

24 đến 29 tháng Tiếp tục tự cho mình là trung tâm.

Có thể thể hiện tính độc lập và ngay sau đó chạy lại về phía bố mẹ để có cảm giác an toàn.

Thích được ban thưởng ngay và thấy khó khăn khi phải chờ đợi.

Có thể thể hiện sự tiêu cực chống đối.

Tiếp tục tìm kiếm sự ủng hộ của người thân.

Thể hiện sự ghen tuông.

Có thể hình thành nỗi sợ hãi bóng đêm, cần được an toàn.

30 đến 36 tháng Có thể thể hiện những cảm xúc tiêu cực và đôi khi xấu tính.

Có thể thể hiện sự hiếu chiến.

Có thể mè nheo nhưng kiên quyết đòi làm việc gì đó.

Thích tự mặc đồ và cần sự khuyến khích, cổ vũ khi mặc đúng.

Cảm thấy chán nản khi bị quở mắng vì mắc lỗi.

Mong được sự ủng hộ.

Muốn độc lập nhưng lại sợ những trải nghiệm mới.

Có thể thể hiện nhu cầu leo trèo.

Cần một môi trường trật tự, hiểu biết.

Có thể gặp khó khăn khi ngủ nếu trải qua một ngày nhiều cảm xúc.

4.3. Sự phát triển của trẻ nghe từ 3 – 6 tuổi

Hoạt động 1. Tìm hiểu về đặc điểm phát triển thể chất của trẻ nghe từ 3 – 6 tuổi

  • Hãy mô tả đặc điểm phát triển thể chất của trẻ nghe từ 3 – 6 tuổi
  • Thảo luận nhóm: 2 người

Thông tin phản hồi dành cho hoạt động 1

Vận động thô
37 đến 48 tháng Đi bộ bằng cả bàn chân trong 4 bước.

Nhảy và đứng trên 1 chân trong 8 giây.

Bắt một túi đậu khi đang đứng.

Nhảy một chân mà không mất thăng bằng.

Bắt một quả bóng nảy bằng tay.

Giơ tay cao qua vai ném một quả bóng.

Giỏi leo trèo.

Đá một quả bóng về phía trước.

Thường xuyên bắt một quả bóng.

4 tuổi Bắt túi đậu bằng tay.

Nhảy lò co một chân.

Bước liên tục xuống cầu thang.

Giơ tay qua vai ném bóng.

Giữ một cốc nước trong tay mà không sánh.

Đạp xe đạp tập đi.

Giữ thăng bằng trên một chân trong 5 giây.

Lùi 4 bước liên tiếp về phía sau.

Dựng hình bằng những viên gạch.

5 tuổi Nhảy theo nhạc.

Nhảy từ trên bàn xuống đất.

Leo hàng rào.

Nhảy đổi chân.

Giữ thăng bằng tốt khi nhảy.

Cố gắng nhảy dây.

Thử trượt patin.

Bước lên trước, về sau và sang hai bên trên ván thăng bằng.

Bắt bóng bằng tay.

6 tuổi Cơ thể thon thả hơn khi chân tay dài ra; các dấu hiệu thời kỳ nhi đồng tiếp tục biến mất.

Thay răng sữa.

Hoạt động thường xuyên.

Thích chạy hơn là đi bộ.

Có thể đôi chút vụng về, bất cẩn.

Vận động tinh
37 đến 48 tháng Đổ nước từ bình nhỏ.

Bắt đầu vẽ lại những chữ in hoa.

Dựng tòa tháp với 9 – 10 hình khối.

Hoàn thành những câu đố đơn giản.

Vẽ hình tròn và hình vuông.

Vẽ người với 2 – 4 phần cơ thể.

Dùng kéo.

Cắt một mẩu giấy gần 13 cm (5 inch) làm hai.

Cắt dọc một đường thẳng.

4 tuổi Dựng cây cầu gồm 3 tấm theo mô hình.

Hoàn thành hình lắp gồm 6 đến 8 miếng.

Cuộn giấy chéo.

Vẽ lại một hình vuông.

Kẻ, vẽ tự do.

5 tuổi Vẽ lại một hình tam giác

Viết họ của mình.

Viết những từ đơn giản.

Quay số điện thoại chính xác.

Nặn đồ vật từ đất sét.

Tô màu giữa các dòng kẻ.

Vẽ người, nhà và các phương tiện.

Hoạt động 2. Tìm hiểu về đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ nghe từ 3 – 6 tuổi.

  • Hãy mô tả đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ nghe từ 3 – 6 tuổi
  • Thảo luận nhóm: 2 người

Thông tin phản hồi dành cho hoạt động 2

37 đến 48 tháng Đưa ra “chỉ hai” theo yêu cầu.

Phân biệt giữa “một” và “nhiều”.

Hiểu những khái niệm số lượng “trống rỗng”.

Hiểu được “nhỏ hơn”, chỉ vào những vật thể nhỏ hơn. Hiểu được “lớn nhất”.

Đếm và chỉ chính xác từ 1 đến 3 đồ vật.

Hiểu những khái niệm về số lượng như “đầy”, “hơn”, “kém”.

Hiểu những khái niệm về không gian như “cao”, “trên cùng”, “rời ra” và “về phía trước”.

Hiểu những khái niệm không gian như “xung quanh”, “đằng trước”, “đằng sau”, “cao” và “bên cạnh”.

4 tuổi Nhận dạng được tiền xu, tiền giấy.

Hiểu được những khái niệm”bên cạnh, cuối cùng, đằng sau, đằng trước”.

Hiểu những khái niệm về kích cỡ “ngắn, béo, gầy”.

Đếm từ 1 đến 4 và trả lời chính xác những câu như “Có bao nhiêu?”

Nói chính xác con số khi được chỉ từ 2- 6 đồ vật và được hỏi “Có bao nhiêu?”.

Có thể đếm từ 1 đến 9.

Hiểu những khái niệm “cao nhất” và “cùng cỡ”.

5 tuổi

 

 

Hiểu những khái niệm về hình tam giác và hình tròn.

Hiểu được hình vuông và hình chữ nhật.

Hiểu khái niệm “cùng hình dạng”.

Hiểu những khái niệm về vị trí “đầu tiên, cuối cùng”.

Hiểu khái niệm vị trí “ở giữa”.

Đếm từ 1 đến 20.

Nhận biết số đếm từ 1 đến 10.

Viết được số từ 1 đến 5.

Có thể đếm được 10 hoặc hơn 10 đồ vật một cách chính xác.

6 tuổi Đưa ra những câu hỏi phức tạp và muốn có câu trả lời chi tiết.

Tập trung làm một việc trong thời gian lâu hơn.

Trí nhớ tốt hơn.

Hiểu được khái niệm về “thời gian”.

Ham học hỏi và thích đến trường.

Có thể bắt đầu hiểu khái niệm về thứ tự, bảo tồn, thuận nghich và phân loại phức tạp.

Có thể phân biệt giữa thực tại và tưởng tượng.

Bắt đầu đọc, viết và làm toán ở trường.

Hoạt động 3. Tìm hiểu về đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ nghe từ 3 – 6 tuổi

  • Hãy mô tả đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ nghe từ 3 – 6 tuổi
  • Thảo luận nhóm: 2 người
  • Thông tin phản hồi dành cho hoạt động 3
Ngôn ngữ biểu đạt
37 đến 48 tháng Cung cấp câu trả lời phù hợp cho câu hỏi sở hữu (Con búp bê này của ai?)

Cung cấp câu trả lời phù hợp cho câu hỏi “vì sao” (nguyên nhân) (Vì sao cô bé khóc?)

Cung cấp câu trả lời phù hợp cho câu hỏi “ai” (người hoặc vật) (Ai sống ở Bắc cực?)

Hiểu được những đại từ “bạn” và “họ (anh và họ)

Cung cấp câu trả lời phù hợp cho câu hỏi “như thế nào” (Mẹ làm bánh như thế nào?)

4 tuổi Ráp những câu có hai vế.

Hiểu “có/không có” và “là/không phải là”

Tuân theo thứ tự của chỉ dẫn với 3 câu lệnh (dọn bàn, lau bàn và sẵn sàng đi ra cửa).

Hiểu được đại từ “chúng ta”.

Sử dụng những dạng động từ bất quy tắc (ăn, chạy, đi)

Sử dụng những dạng động từ quy tắc.

Sử dụng động từ ở ngôi thứ 3 thời hiện tại.

Nói trôi chảy với khoảng 1.500 từ vựng.

Sử dụng câu với 4-8 từ.

Nhớ những bộ phận trên cơ thể.

Hỏi nhiều những câu “khi nào”, “tại sao” và “như thế nào”.

Kể những chuyện cười đơn giản.

5 tuổi Sử dụng động từ bất quy tắc ở ngôi thứ 3 (Anh ấy có 1 quả bóng)

Sử dụng câu phức (Tôi đi đến cửa hàng tạp hóa và tôi đi đến nhà bà tôi)

Sử dụng những câu miêu tả khi kể chuyện.

Sử dụng chính xác một số đại từ.

Sử dụng những từ mô tả kích cỡ, khoảng cách, thời tiết, thời gian và địa điểm.

Hỏi nghĩa của từ.

Nhớ những ý chính của một câu chuyện.

Nhận ra những vô lý nhất định trong văn nói.

Kể những câu chuyện gốc.

Có vốn từ với 2.000 từ vựng.

Có thể hiểu và làm theo luật lệ.

 Hoạt động 4. Tìm hiểu về đặc điểm phát triển kỹ năng xã hội của trẻ nghe từ 3 – 6 tuổi

  • Hãy mô tả đặc điểm phát triển kỹ năng xã hội của trẻ nghe từ 3 – 6 tuổi
  • Thảo luận nhóm: 2 người

Thông tin phản hồi dành cho hoạt động 4

Kỹ năng xã hội
37 đến 48 tháng Thường xuyên hợp tác, hạnh phúc và dễ bảo.

Ít bực bội vì những kỹ năng vận động đã được cải thiện nhiều.

Có thể vẫn tìm kiếm sự vỗ về của người thân mỗi khi mệt mỏi hay đói.

Học những cách thức thể hiện cảm xúc có tính xã hội hơn.

Có thể thay thế ngôn ngữ  để bày tỏ cảm xúc nguyên thủy.

Có thể sợ hãi bóng đêm, những con vật, những câu chuyện kể và những con quái vật.

4 tuổi Có thể kém dễ chịu và ít hợp tác hơn thời kỳ 3 tuổi.

Có thể thất thường hơn, cố gắng thể hiện tình cảm bằng lời nói.

Đấu tranh cho sự độc lập, cưỡng lại khi bị đối xử như một đứa trẻ con.

Có thể cứng đầu và cãi lại.

Học cách hỏi xin thay vì giật đồ vật từ người khác.

Có ý thức dần về thái độ và hỏi để được đồng ý.

Cần và tìm kiếm sự ủng hộ của cha mẹ.

Có cảm giác mạnh mẽ về gia đình và nhà.

Có thể trích dẫn lời cha mẹ và huênh hoang về cha mẹ trước bạn bè.

Có thể hứng thú với bạn bè hơn là với người lớn.

Chia sẻ đồ chơi với bạn thân.

Yêu cầu chơi theo lượt, nhưng không thể chờ đến lượt mình.

5 tuổi Sẵn sàng hợp tác.

Kiên nhẫn và hào phóng hơn.

Thể hiện sự tức giận bằng ngôn từ hơn là bằng hành động.

Cãi vã có lý lẽ hơn.

Phát triển nhận thức về sự công bằng.

Thích sự giám sát, chấp nhận những chỉ dẫn và hỏi xin sự cho phép.

Có nhu cầu mạnh mẽ về việc làm vui lòng cha mẹ và người lớn.

Vẫn phụ thuộc cảm xúc vào cha mẹ.

Tự hào về cha mẹ mình.

Thích giúp đỡ cha mẹ.

Có thể hành động bảo vệ em mình.

Hình thành những ý niệm về những luật lệ giới tính khi quan sát hành vi của cha mẹ.

Có tính xã hội hơn và nói nhiều hơn.

Thích kết bạn và phát triển tình bạn thân.

Có thể có bạn thân nhất.

Thích những trò chơi hỗ trợ trong những nhóm nhỏ.

Thích bạn cùng tuổi và cùng giới tính.

Duy trì những nhóm bạn chơi chung chừng nào còn thấy hứng thú.

Học cách tôn trọng tài sản của bạn.

6 tuổi Trở nên độc lập hơn về mặt xã hội; tự chọn bạn cho mình.

Có thể ít ghen tị với anh chị em khi các mối quan hệ bên ngoài dần trở nên quan trọng.

Cái tôi cá nhân vẫn còn, nhưng trở nên quan tâm hơn tới các hoạt động nhóm.

Có thể gặp khó khăn trong việc chờ đợi đến lượt mình.

Khao khát lẽ phải và chiển thắng.

Tán gẫu thường xuyên để cảm nhận về đúng và sai.

Muốn mọi thứ, việc chọn lựa trở nên khó khăn.

Có thể gặp những cơn ác mộng.

Thường thể hiện óc hài hước bằng những câu chuyện tiếu lâu và khó hiểu.

Bắt đầu để ý quan điểm của người khác.

Học cách chia sẻ và chờ đến lượt mình.

Kiến thức chung về giáo dục trẻ điếc