Mô đun 2: MÔ HÌNH HỖ TRỢ TRẺ ĐIẾC TRƯỚC TUỔI HỌC ĐẾN TRƯỜNG (2)

Mô đun 2: MÔ HÌNH HỖ TRỢ TRẺ ĐIẾC TRƯỚC TUỔI HỌC ĐẾN TRƯỜNG (2)

(Tổng số 15 tiết: 10 tiết lý thuyết – 5 tiết thực hành)

Bài 2: Nhóm hỗ trợ gia đình và vai trò, nhiệm vụ của Hướng dẫn viên (người điếc)

  1. Mục tiêuSau khi học xong học viên có khả năng:
  • Nêu được thành phần của nhóm Hỗ trợ gia đình (HTGĐ).
  • Nêu được vai trò, nhiệm vụ của Hướng dẫn viên người điếc (HDVNĐ) trong nhóm.
  • Có kỹ năng quan sát, động não.
  1. Thời gian: 5 tiết (Lý thuyết: 5 tiết – Thực hành: 0 tiết)

III. Phương tiện, đồ dùng dạy học

  • Clip minh họa nhóm hỗ trợ làm việc tại gia đình trẻ điếc và trường chuyên biệt.
  • Giấy Ao, giấy mầu, băng keo, kéo,..
  1. Nội dung kiến thức

4.1. Nhóm HTGĐ và vai trò, nhiệm vụ của HDVNĐ (4 tiết)

Hoạt động 1: Tìm hiểu về nhóm HTGĐ

  • Xem clip. Theo bạn nhóm HTGĐ gồm những ai?
  • Nhóm 4 – 5 người

Thông tin phản hồi cho hoạt động 1

Nhóm hỗ trợ gia đình (HTGĐ) bao gồm: Hướng dẫn viên người điếc (HDVNĐ), phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu (NNKH), giáo viên dạy nói. Tùy theo nhu cầu và khả năng của từng trẻ nhóm HTGĐ sẽ có kế hoạch hỗ trợ gia đình hoặc kế hoạch cá nhân cho từng trẻ; từ đó xác định nhiệm vụ của từng thành viên trong nhóm để hỗ trợ cho từng trẻ. Không phải lúc nào nhóm cũng đầy đủ ba thành viên trên.

Nhóm hỗ trợ gia đình gồm hai hoặc ba thành viên, tùy theo đối tượng trẻ:

  • Nhóm HTGĐ gồm HDVNĐ và Phiên dịch NNKH sẽ hỗ trợ trẻ điếc;
  • Nhóm HTGĐ gồm HDVNĐ, Phiên dịch NNKH và giáo viên sẽ hỗ trợ trẻ học song ngữ, giao tiếp bằng NNKH và ngôn ngữ nói.

Hoạt động 2: Tìm hiểu nhiệm vụ chung của nhóm HTGĐ

  • Xem clip. Theo bạn nhóm HTGĐ có nhiệm vụ gì?
  • Nhóm 4 – 5 người

Thông tin phản hồi cho hoạt động 2

  • Sử dụng giao tiếp tự nhiên của cha mẹ và các thành viên gia đình đối với trẻ để phát triển giao tiếp và ngôn ngữ giao tiếp trong gia đình (sử dụng ngôn ngữ ký hiệu).
  • Thúc đẩy các lĩnh vực phát triển tình cảm xã hội, nhận thức, ngôn ngữ, và thể chất của trẻ Điếc.
  • Tăng cường khả năng sẵn sàng đến trường của trẻ Điếc.
  • Nâng cao nhận thức cộng đồng và xã hội về trẻ điếc và khả năng của người điếc nhằm hỗ trợ cho sự tham gia, đóng góp của người điếc và các lãnh đạo là người Điếc.
  • Chia sẻ với gia đình kết quả học tập và nhu cầu phát triển của trẻ sau mỗi giờ học.
  • Chia sẻ trong nhóm những kinh nghiệm hay, những khó khăn gặp phải trong quá trình dạy trẻ để cùng nhau giải quyết và hỗ trợ cho nhau [7].

Hoạt động 3: Tìm hiểu nhiệm vụ của từng thành viên nhóm HTGĐ

  • Xem clip. Theo bạn vai trò, trách nhiệm của từng thành viên trong nhóm HTGĐ như thế nào?
  • Nhóm 4 – 5 người

Thông tin phản hồi cho hoạt động 3

Hướng dẫn viên người điếc:

  • Chịu trách nhiệm chính trong việc lập kế hoạch giáo dục cá nhân và phát triển kế hoạch bài dạy cho mỗi lần dạy tại gia đình cho trẻ điếc (sử dụng NNKH).
  • Kế hoạch bài học này bao gồm các hoạt động được thiết kế để thúc đẩy phát triển toàn diện của trẻ trong bốn lĩnh vực then chốt: tình cảm xã hội, nhận thức, ngôn ngữ và thể chất.
  • Chịu trách nhiệm điều chỉnh kế hoạch bài dạy để phù hợp với sự quan tâm của cả trẻ và gia đình.

Phiên dịch NNKH:

  • Chịu trách nhiệm khuyến khích các thành viên gia đình tham gia vào các giờ dạy của nhóm HTGĐ.
  • Phiên dịch/giải thích sự tương tác giữa các HDVNĐ, trẻ và các thành viên gia đình trong các giờ dạy của nhóm HTGĐ cũng như khi HDVNĐ và các thành viên gia đình nói chuyện với nhau.
  • Là cầu nối giữa HDVNĐ và gia đình khi cần liên lạc cũng như khi giao tiếp ở mọi lúc mọi nơi.

Giáo viên dạy nói:

  • Phối hợp với HDVNĐ lập kế hoạch giáo dục cá nhân (KHGDCN) hoặc kế hoạch hỗ trợ gia đình (KHHTGĐ).
  • Chịu trách nhiệm chính trong việc phát triển kế hoạch bài học cho mỗi lần dạy tại gia đình cho trẻ học nghe – nói.
  • Kế hoạch bài học này bao gồm các hoạt động được thiết kế để thúc đẩy phát triển toàn diện của trẻ trong bốn lĩnh vực then chốt: tình cảm xã hội, nhận thức, ngôn ngữ và thể chất.
  • Chịu trách nhiệm điều chỉnh kế hoạch bài học để phù hợp với sự quan tâm của cả trẻ em và gia đình

4.2. Kế hoạch đi tham quan mô hình thí điểm (1 tiết)

Hoạt động: Chuẩn bị cho chuyến đi thực tế tới trung tâm và gia đình trẻ  

  • Nhóm 4 – 5 người.

Thông tin phản hồi cho hoạt động:

  • Chuẩn bị chung:
    • Lập danh sách từng nhóm
    • Nội dung: quan sát nhiệm vụ của nhóm HTGĐ
    • Phương pháp: đọc tài liệu, làm việc nhóm
  • Làm việc nhóm:
    • Nghiên cứu thông tin của trung tâm, trẻ và gia đình trẻ sẽ đến thăm
    • Nghiên cứu nội dung Phiếu quan sá (Phụ lục 4)
    • Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân trong nhóm
    • Chuẩn bị đồ dùng cần thiết cho chuyến đi
  • Các nhóm hoàn thiện kế hoạch

Kiến thức chung về giáo dục trẻ điếc