MÔ ĐUN 2 – CHỦ ĐỀ 4: PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG DỊCH VĂN BẢN GỐC SANG NGÔN NGỮ KÝ HIỆU (Phần 3)

MÔ ĐUN 2 – CHỦ ĐỀ 4: PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG DỊCH VĂN BẢN GỐC SANG NGÔN NGỮ KÝ HIỆU (Phần 3)

MÔ ĐUN 2: PHIÊN DỊCH NGÔN NGỮ KÝ HIỆU

CHỦ ĐỀ 4: PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG DỊCH VĂN BẢN GỐC SANG NGÔN NGỮ KÝ HIỆU (Phần 3)


Nội dung 3: Kỹ năng dịch văn bản 

Nhiệm vụ của học viên: nghiên cứu và trả lời câu hỏi dưới đây

Để có một bản dịch thành công,      

  1. Lập sơ đồ bản dịch có ý nghĩa như thế nào?
  2. Các kĩ năng chuyển ngữ đóng vai trò gì?
  3. Làm thế nào để có thể dịch bám vào mục tiêu và phù hợp với bối cảnh?

Thông tin nguồn cho nội dung 3:

Việc phiên dịch thành công đòi hỏi hiểu biết sâu sắc về ý nghĩa bên trong của vắn bản gốc và tạo ra thông điệp cũng có ý nghĩa như vậy trong bài dịch. Việc này đòi hỏi không chỉ hiểu được từng từ trong bài, mà phải hiểu được ý nghĩa của bài từ nhiều góc độ, nhận ra mối tương quan giữa ý nghĩa với bối cảnh, và hình thức của ngôn ngữ. Khi bàn về khả năng ngoại ngữ, Oller so sánh những khía cạnh như trên với những cửa sổ:

Nếu coi các bài kiểm tra giống như các cửa sổ để đánh giá khả năng ngoại ngữ, và khả năng ngoại ngữ thực sự là một mảnh sân ở giữa. thì dường như có một số cửa sổ giúp ta nhìn mảnh sân rõ hơn những của sổ khác  (1979, 64)

Phân tích nội dung nghiên cứu cách cấu trúc hóa mọi trao đổi thông tin để giúp chúng trở nên phù hợp về mặt xã hội và chính xác về ngôn ngữ (Hatch 1992, 1). Khi phiên dịch dịch thành công một thông điệp, nghĩa là họ nỗ lực để truyền tải thông điệp với:

  1. Nội dung chính xác (chủ đề, và sự kiện)
  2. Bối cảnh phù hợp (bối cảnh, mục đích của diễn giả, v.v)
  3. Ngôn ngữ phù hợp (cấu trúc bài, chuyển đoạn, từ vựng, v.v).

Phần này sẽ khảo sát cả ba khía cạnh trên của một thông điệp. Mỗi khía cạnh đóng góp một phần vào bức tranh chung, nhưng không tách biệt nhau mà nằm trong một tổng thể không thể tách rời.

Phân tích nội dung sẽ dẫn đến hình dung rõ hơn về các khía cạnh ảnh hưởng lẫn nhau trong ngôn ngữ. Đây là một cách tiếp cận logic cho người phiên dịch, và giúp có được một cái nhìn tổng thể về nội dung cần truyền tải, một cái nhìn đa chiều về bài gốc, như Oller mô tả. Theo truyền thống, một lượng thoài gian lớn trong đào tạo phiên dịch được dành cho việc phân tích từ ngữ, ký hiệu, câu, và sản phẩm ký hiệu, dẫn đến một vấn đề chung với nhiều người phiên dịch mới vào nghề: họ dịch được chi tiết nhưng bỏ qua ý nghĩa tổng thể. Yếu tố còn thiếu là sự thống nhất của chủ đề, ý định của người nói, và mục đích của bài nói. Những yếu tố ngôn ngữ tạo ra tính thống nhất của chủ đề không nằm ở phát âm, cấu trúc ngôn ngữ, … mà ở mức định hướng nội dung của cả bài.

Khi người phiên dịch bỏ thời gian phân tích định hướng nội dung và trở nên quen thuộc với cấu trúc của bài, họ hiểu được ý nghĩa đầy đủ và có thể tạo ra một thông điệp rõ ràng hơn. Mấu chốt là phải tìm được cách dạy kỹ năng phân tích định hướng nội dung phù hợp với ngôn ngữ phải dịch, và phù hợp với nhiều loại định hướng nội dung khác nhau. Như vậy mới giúp người dịch sử dụng được kỹ năng này trong mọi tình huống, mọi loại văn bản. Phân tích Nội dung giúp tìm hiểu ý nghĩa chính của bài dịch, tùy theo câu chữ, tình huống, cũng như tùy theo các yếu tố ngôn ngữ được sử dụng.

Lập sơ đồ Nội dung, dựa trên phân tích nội dung là cách tiếp cận có hệ thống dạy phiên dịch viênphân tích bài dịch để giúp có một bài dịch hiệu quả. Bài dịch hiệu quả là chính xác về nội dung, phù hợp về bối cảnh, và chính xác về mặt ngôn ngữ. Lập sơ đồ Nội dung là kỹ thuật giúp phiên dịch viên cách tạo ra một mô hình cấu trúc của ý nghĩa trong ngôn ngữ gốc. Việc này sẽ giúp tạo ra một mô hình tương ứng trong ngôn ngữ đích. Bằng cách tạo ra sơ đồ của một bài, phiên dịch viên có thể thấy mối tương quan giữa 3 yếu tố:nội dung, bối cảnh, và hình thái ngôn ngữ. Ngoài ra nó còn giúp phiên dịch viên hình dung được quá trình viết bài. Phương pháp này tương tự như các kỹ thuật hiểu bài và viết các bài hướng dẫn, còn được gọi là lập sơ đồ ý tưởng, sơ đồ tư duy, hay sơ đồ ý nghĩ. (Anderson-Inman và Zeitz 1993, Schultz 1991, Collins và Quillian 1996)

Sau đây sẽ giới thiệu chi tiết toàn bộ quá trình lập sơ đồ nội dung.

LẬP SƠ ĐỒ NỘI DUNG: LÝ GIẢI

Có 2 mục đích của lập sơ đồ nội dung: xác định cấu trúc của bài và tạo ra một trình bày bằng hình ảnh thể hiện cấu trúc đó. Trình bày hình ảnh cho một bài viết hoàn chỉnh giúp phiên dịch viên nhận ra các cấu trúc ý nghĩa trong bài lien quan đến nhau ra sao, mà không phụ thuộc vào từ ngữ hay ký hiệu. Nếu phân tích nội dung thật sự là cách tiếp cận phù hợp cho phiên dịch thì cần cân nhắc các phương pháp tăng cường kỹ năng phân tích của phiên dịch viên và phiên dịch viên có cơ hội tập luyện kỹ năng này trong một môi trường thân thiện và không căng thẳng. Trước đây, phương pháp luyện tập lạc hậu và thất bại bằng cách bật băng lên và cho phiên dịch viên dịch, đã cho thấy giá trị của việc đầu tư thời gian và phân tích.

Lập sơ đồ nội dung có thể được dùng để phát triển nhiều kỹ năng khác nhau. Nó giúp phiên dịch viên chuẩn bị nghe hiểu trước khi nghe hoặc nhìn bài dịch, giúp phiên dịch viên tập trung vào các chủ đề trong bài, sự kiện, và đối tượng (một hoạt động động não suy nghĩ). Nó cũng có thể được dùng để nâng cao mức độ hiểu bài sau khi nghe hoặc nhìn, và giúp phiên dịch viên phân tích cấu trúc của bài. Việc này lại giúp phiên dịch viên cảm nhận được ý của người nói (bằng ký hiệu hay ngôn ngữ nói), đồng thời chú ý đến các yếu tố từ vựng và ngữ pháp nếu cần. Để chuẩn bị bài viết của chính mình, phiên dịch viêncó thể dùng phương pháp này để chuẩn bị sơ đồ ý tưởng. Trong các hoạt động chuyển ngữ, phiên dịch viên có thể dùng kỹ thuật này để hướng đến bản dịch tương ứng với bản gốc. Cuối cùng, lập sơ đồ nội dung giúp phiên dịch viên tăng khả năng phân tích thông qua việc đánh giá lại cấu trúc bài dịch của mình.

Lập sơ đồ nội dung là chiến lược hiệu quả giúp lựa chọn đúng, vì nó tạo ra một bức tranh rõ ràng về cấu trúc bài và những khó khan sẽ gặp phải khi dịch. Lập sơ đồ có thể làm rõ sự liên quan và trình tự của những chủ đề chính trong bài. Nó giúp phân tích định hướng của người nói, phân biệt giữa một bài nói đơn giản (thuần túy liệt kê chủ đề, chủ đề phụ, và chi tiết) với một bài nói có nhiều đoạn rẽ ngang, nhiều cấp độ chủ đề phụ hoặc có phong cách bỏ lửng, tạo gay cấn / tò mò. Khi đã lập sơ đồ của bài, ta đã có công cụ sẵn sàng để đánh giá kết quả làm việc của phiên dịch viên trong quá trình học cách lập sơ đồ. Sơ đồ này sẽ được dùng để đánh giá độ chính xác và phù hợp của các sơ đồ do phiên dịch viên tạo ra. Nó cũng giúp hiểu rõ hơn quá trình thực hiện cũng như những khó khăn mà phiên dịch viên gặp phải khi tiếp cận với bài.

Kỹ năng chuyển ngữ: hiểu và dịch

Khi đã chọn được bài, Lập sơ đồ nội dung trở thành công cụ phát triển kỹ năng chuyển ngữ để hiểu bài gốc. Kỹ năng này hiệu quả với mọi ngôn ngữ gốc, NNKH Mỹ hay tiếng Anh. Ví dụ sơ đồ nội dung giúp phiên dịch viên hiểu một bài nói NNKH bằng cách giúp họ vượt qua thói quen bị tắc nghẽn khi gặp một ký hiệu họ chưa biết. Sơ đồ giúp phiên dịch viên hiểu toàn cảnh và cấu trúc nội dung của bài, qua đó tạo được kỹ năng phân tích để hiểu được ý nghĩa của từng phần từ vựng đơn lẻ. Nói cách khác nó giúp phiên dịch viên hiểu được ý nghĩa tổng thể thay vì hiểu từng từ ngữ. Nếu ngôn ngữ gốc là tiếng Anh, lập sơ đồ bài giúp phiên dịch viênnhận thấy cách hiểu ban đầu của họ có thể còn hời hợt và chưa chính xác, và cần phải hiểu sâu hơn nữa mới có thể truyền tải chính xác được mục đích của bài và ý định của diễn giả.

Khi phiên dịch viênđã cảm nhận được ý nghĩa của bài gốc, lập sơ đồ giúp họ phát triển kỹ năng nhận dạng hình ảnh và âm thanh, cần thiết cho việc tiếp thu các hình thái ngôn ngữ chuyển tải ý nghĩa của bài. Thông thường phiên dịch viên rất khó nhận biết ranh giới chuyển chủ đề trong một bài gốc bằng NNKH. Tuy nhiên khi đã lập sơ đồ được cho các chủ đề và mục tiêu, phiên dịch viên có thể đọc lại bài và nhận ra các thành phần ngôn ngữ đánh dấu chỗ chuyển đoạn. Họ nhận ra chủ đề A chuyển thành chủ đề B vào lúc diễn ra việc chuyển dấu hiệu về cơ thể (hoặc một ký hiệu đánh dấu chuyển đoạn trong NNKH xuất hiện, hoặc một tổ hợp cử chỉ như liếc mắt, gật đầu và tạm ngắt đồng thời xuất hiện). Khi kỹ năng nhận biết tăng, phiên dịch viên bắt đầu cảm nhận được các hình thái ngôn ngữ của NNKH dưới dạng những thành phần tạo ra cấu trúc và ý nghĩa của bài nói. Tương tự như vậy trong tiếng Anh, phiên dịch viên bắt đầu nhận ra các hình thái ngữ điệu báo hiệu cho cấu trúc nội dung, ví dụ như liệt kê danh sách, phản đối, tăng mức độ tham gia, và ranh giới ý tưởng.

Khi phiên dịch viên đã hiểu được bối cảnh, ý nghĩa và hình thái ngôn ngữ của bài, họ có thể dịch một cách hiệu quả hơn. Sơ đồ nội dung giúp phát triển kỹ năng trong lĩnh vực này, cả cho kỹ năng chuyển ngữ và sau này chuyển sang thao tác trong cùng một ngôn ngữ. Phiên dịch viên có thể dùng sơ đồ họ đã hiểu (từ các bài tập trước) để kể lại theo cách của mình trong cùng ngôn ngữ đó. Khi tập trung kể lại nội dung một bài đã dịch, phiên dịch viên buộc phải tính đến hình thức ngôn ngữ họ sẽ sử dụng cho bài kể lại. Họ phải tính đến cả ý nghĩa ban đầu cũng như các yếu tố ngôn ngữ cần thiết để tạo ra một bài dịch có thể hiểu được. Ví dụ khi phiên dịch viên nhận ra việc gật đầu rất có tác dụng để hiểu NNKH, họ sẽ sử dụng nó nhiều hơn khi dịch. Nguyên tắc này cũng đúng khi kể lại các bài tiếng Anh bằng tiếng Anh. Một ảnh hưởng quan trọng khác của việc sử dụng sơ đồ nội dung ở giai đoạn này là khi phiên dịch viên đang phát triển kỹ năng nhận biết và dịch, họ có thể giúp đánh giá và nhận xét lẫn nhau. Như vậy phiên dịch viên nhận được nhiều nhận xét đánh giá hơn, không phải hoàn toàn phụ thuộc vào nhận xét của giảng viên là cái gì nên làm, cái gì không nên.

Sơ đồ nội dung cũng giúp phiên dịch viên tự viết bài mới của mình. Thông thường khi học chuyển ngữ, phiên dịch viên thường phải chuẩn bị bài bằng NNKH hoặc tiếng phổ thông. Nhất là với bài NNKH, họ thường viết bằng tiếng Việt trước và sau đó tra ký hiệu để chuyển sang NNKH. Khi lần đầu được yêu cầu lập Sơ đồ cho bài của mình, phiên dịch viên bắt buộc phải bỏ qua các ký hiệu cụ thể mà phải nghĩ về ý nghĩa họ muốn chuyển tải (dù là một truyện cười hay lý luận), và bối cảnh họ định tạo ra cho bài. Sau khi đã lập sơ đồ cho bài, họ mới có thể nghĩ về cách sắp xếp ý tưởng và hình thức ngôn ngữ sao cho dễ hiểu với người khác.

Phát triển kỹ năng chuyển ngữ 

Khi phiên dịch viên đã biết cách lập sơ đồ bài trong cả NNKH và tiếng Việt, đầu tiên là để hiểu và sau đó để kể lại, họ có thể tiếp tục dùng sơ đồ nội dung để chuyển ngữ, một bước chuyển luôn rất khó khăn. Ở giai đoạn này, khái niệm xoáy trôn ốc trong sơ đồ nội dung có thể được dùng. Dùng những bài đã được hiểu bài và chuyển lại trong cùng ngôn ngữ, phiên dịch viên bắt đầu dịch những bài đó sang ngôn ngữ đích. Xoáy ốc giúp tránh được những rào cản không cần thiết, và cho phép phiên dịch viên tập trung vào việc chuyển đổi nội dung, họ không bị xao lãng bởi yêu cầu phải tìm hiểu bài gốc từ đầu. Sơ đồ nội dung giúp hiểu rõ bài gốc, giúp phiên dịch viênchỉ phải tập trung vào bài dịch. Ngoài ra, phiên dịch viên có thể tập trung vào việc làm cho bài dịch thể hiện được những nội dung cơ bản của bài gốc. Ví dụ nếu bài gốc bằng NNKH dựa trên so sánh không gian và phân tích chỉ ra rằng tiếng Việt dùng ngữ điệu cho chức năng tương tự, phiên dịch viên sẽ biết cách chuyển tải ý nghĩa đó trong bài dịch tiếng Việt của mình.

Quá trình chuyển sang giai đoạn chuyển ngữ sử dụng sơ đồ nội dung ở tất cả các bước. Phiên dịch viênbắt đầu dịch giữa NNKH và tiếng Việt, dựa trên sơ đồ nội dung của bài gốc. Khi đã thành thạo việc này, họ có thể chuyển sang dịch từng đoạn (dịch đuổi) dễ dàng hơn. Họ có thể nhận bài gốc, lập sơ đồ bài, và dùng kỹ năng đã thành thạo để lập sơ đồ cho bài dịch. Sơ đồ nội dung đặc biệt hữu dụng ở giai đoạn này, vì lúc này phiên dịch viên thường dựa vào việc dịch từng ký hiệu sang từ, và bỏ mất ý nghĩa chính. Điểm thú vị là những phiên dịch viên đã thành thạo quá trình lập sơ đồ sẽ không hài lòng với sản phẩm dịch từng từ- sang-ký hiệu. Do đã được đào tạo trong việc liên hệ giữa chủ đề, bối cảnh, người nói, và người nghe, họ không hài hòng với việc chỉ đơn thuần chuyển từng ký hiệu sang từng từ tương ứng nữa. Khi chuyển sang tập dịch từng đoạn và cuối cùng là dịch song song (dịch cabin), họ vẫn tiếp tục dùng sơ đồ nội dung để tìm hiểu ý nghĩa của bài dịch. Họ sẽ hỏi “Vấn đề mấu chốt của bài này/ đoạn này là gì?, chứ không bận tâm tìm từng từ cho từng ký hiệu (hay ngược lại). Họ đang thực sự học cách phiên dịch.

Xác định chất lượng dịch

Cuối cùng, sơ đồ là công cụ hiệu quả để đánh giá độ chính xác của bài dịch. Khi bài gốc đã được lập sơ đồ để xác định ý nghĩa, bối cảnh và hình thức ngôn ngữ, phiên dịch viên chuyển ngữ dựa trên sơ đồ, qua đó kết hợp các yếu tố trên vào bài dịch. Khi đó sẽ dễ dàng đánh giá chất lượng chuyển ngữ, dù là biên dịch, dịch đuổi hay dịch song song. Phiên dịch viên có thể lập sơ đồ cho bài dịch và so sánh với sơ đồ bài gốc: ý nghĩa, chủ đề, mối tương quan giữa các ý tưởng, bối cảnh, mục tiêu của bài gốc có được thể hiện trong bài dịch? Sơ đồ bài dịch có thể hiện cùng mức độ tinh tế trong khái niệm, ngôn ngữ, mức khái quát và chi tiết như sơ đồ bài gốc? nếu có thì việc chuyển ngữ là hiệu quả, nếu không, sự thiết hụt thường lộ ra rõ ràng.

ỨNG DỤNG

Trước tiên chúng tôi giới thiệu bài dịch sẽ được sử dụng và mô tả tóm tắt để các bạn có thể theo dõi các ví dụ. Lấy một ví dụ là “Mua nhà” một bài gốc bằng tiếng Anh được dịch ra tiếng Việt. Phiên dịch viên cần đọc bản ghi lại trong phần phụ lục và nhìn bài gốc nếu có thể.

Trong “Mua nhà”, diễn giả trình bày những thông tin nhằm truyền cho mọi người một thái độ sống tích cực. Người nói bắt đầu bằng việc tự giới thiệu bản thân và hy vọng bài trình bày sẽ có ích cho người nghe. Người nói trích dẫn một số tài liệu tham khảo, và sau đó kể câu chuyện về một chú bé nói chuyện với ba người thợ xây. Câu chuyện đưa ra ba cách nhìn nhận về công việc xây dựng của họ: đơn giản là xếp gạch từng viên gạch chồng lên nhau; xếp gạch vào để tạo ra một sản phẩm (bức tường); hoặc là vươn tới mục đích cuối cùng, xây thành một nhà thờ đẹp đẽ. Sau khi kể chuyện, diễn giả yêu cầu người nghe chọn cách hiểu họ thích nhất và chỉ ra rằng điều đó ảnh hưởng đến tâm thế tích cực hay tiêu cực của ta. Diễn giả nói về ảnh hưởng của cách nhìn và sự e dè đối với thái độ sống, và minh họa bằng hai câu chuyện nữa. Diễn giả kết thúc bằng việc nhấn mạnh lại rằng cần phải kiểm soát được thái độ sống của mình, và đọc một bài thơ để minh họa cho thông điệp đó.

Ứng dụng sơ đồ nội dung trong các bài tập đồng ngữ

Trong phần này cần áp dụng sơ đồ nội dung vào một bài cụ thể và đi theo từng bước trong cả quá trình. Phải nhớ rằng quá trình này không thể làm trong thời gian ngắn. Nhiều phần trong quá trình có thể được dùng trong các giai đoạn  khác nhau, từ lúc tìm ý tưởng ban đầu cho đến kết thúc và đánh giá một bài dịch. Ngoài ra, mỗi hoạt động nên được dàn trải qua nhiều buổi học, giúp phiên dịch viên nhập tâm bài dịch cũng như cấu trúc của bài tập. Mỗi bài tập cần được làm nhiều lần với nhiều bài dịch khác nhau. Mục đích là để cho phiên dịch viên toàn bộ quá trình làm việc qua một thời gian dài. ở giai đoạn sau, có thể yêu cầu phiên dịch viên tự mình làm được cả quá trình.

Hiểu bài

CHUẨN BỊ (TÌM Ý TƯỞNG)

  1. Mục đích
  2. Phiên dịch viên lập sơ đồ cho các chủ đề, tương quan, và các sự kiện liên quan đến chủ đề bài
  3. Phiên dịch viên tập thảo luận đề tài với các bạn.
  4. Mục tiêu
  5. thực tập từ vựng liên quan đến chủ đề bài
  6. tăng kỹ năng tự tin phỏng đoán.
  7. chia xẻ kiến thức và kinh nghiệm.
  8. tập khả năng tập trung vào một chủ đề cụ thể.
  9. tập đánh giá mức chính xác và hoàn chỉnh của bản dịch
  10. tăng kỹ năng tự tin hiểu bài.
  11. tập thảo luận theo chủ đề được giao.
  12. tập kỹ năng nhận xét và đánh giá thông qua thảo luận chủ đề và sơ đồ với các bạn và giáo viên
  13. tập kỹ năng nhận xét và đánh giá thông qua thảo luận sản phẩm dịch và sơ đồ với các bạn và giáo viên.
  14. Thảo luận

Hoạt động lập sơ đồ này – làm trong cùng một ngôn ngữ – chuẩn bị phiên dịch viên cho việc hiểu bài bằng cách tập trung vào các chủ đề có thể gặp.

Nói cách khác, nếu bài gốc là NNKH, các phiên dịch viên sẽ thảo luận bằng NNKH (sơ đồ sẽ được viết bằng ghi chép tiếng Việt hoặc hình vẽ). Sau khi đã chọn một bài (“Tôi mua nhà”), giảng viên có thể giới thiệu chủ đề “bất động sản” và để cả lớp tìm ý tưởng. Phiên dịch viên tìm ý tưởng theo ba mức: (1) nội dung  – đề tài, đề tài phụ, chủ đề, tương quan, sự kiện có thể có trong bài; (2) bối cảnh – phong cách, khung cảnh, khán giả, và mục đích của người nói với một bài như thế; và (3) hình thức – các yếu tố ngôn ngữ trong NNKH có thể sử dụng được, bao gồm từ vựng. Ngoài mục đích tạo ra sơ đồ hình ảnh, bài tập phân tích 3 cấp độ này còn giúp phiên dịch viên luyện kỹ năng phân tích, giúp họ phân tích một bài mà không bị bó buộc bởi trình tự của nó. Ở giai đoạn này, ta không muốn biết “việc gì xảy ra tiếp theo”, mà ta muốn nắm bắt được ý nghĩa chính.

Bước 1. Xác định bài “Tôi mua nhà.”

Bước 2. Động não về những vấn đề có liên quan đến chủ đề như “bất động sản”.

Bước 3. Bắt đầu bài tập tìm ý tưởng, tìm các đề tài phụ, chủ đề, tương quan và sự kiện có thể liên quan đến đề tài bất động sản. Ngoài ra phiên dịch viên cần lưu ý về bối cảnh, phong cách, và mục đích bài nói có thể có trong một bài như vậy. Phiên dịch viên vẽ lên bảng một sơ đồ ngẫu nhiên và điền trả lời của mình vào các nút trên sơ đồ. Gợi ý theo kiểu “Một người đang kể câu chuyện về đề tài bất động sản có thể nói những gì?” và “Những ai có liên quan trực tiếp đến vấn đề này?” là phù hợp ở đây.

Bước 4. Phiên dịch viên thường quá tập trung vào nội dung (đề tài, sự kiện, ..). Nên cần nhìn vấn đề theo cách rộng và đặt câu hỏi kiểu như “khán giả là ai?” hay “Sao ai đó lại muốn kể câu chuyện này?”. Thông tin này được viết vào sơ đồ ngẫu nhiên trên bảng (Sơ đồ 1 là ví dụ của sơ đồ ngẫu nhiên dùng trong bước 3 và 4).

Bước 5. Cân nhăc các yếu tố ngôn ngữ chuyển tải thông tin cụ thể. Ví dụ có thể cân nhắc về việc sử dụng khoảng cách trong NNKH. “Nếu phải so sánh giữa các nhà ở, yếu tố nào trong NNKH có thể được dùng để so sánh giá tiền rao bán?”. “Nếu nói về việc đăng ký thế chấp, các yếu tố nào trong NNKH có thể được dùng để thể hiện khoảng thời gian cần thiết để hoàn thành công việc đó?”. Cũng có thể cần cân nhắc thêm về những từ vựng mà một người nói bằng ký hiệu có thể dùng trong những đề tài này.

Trong quá trình này, phiên dịch viên cần nghĩ đến những chủ đề phụ không được nói tới.

Hoạt động này giúp phiên dịch viên sử dụng kiến thức thực tế, kinh nghiệm và kỹ năng dự đoán để đưa ra nhiều khả năng. Phiên dịch viên đến những thông tin nằm trong bài (luôn nhớ rằng bài tập này nhằm giúp phiên dịch viên xem xét bài dịch). Có thể câu hỏi “Ngoài nhà chung cư và nhà liền kề, người mua còn có thể lựa chọn loại nhà ở nào khác?” sẽ dẫn đến câu trả lời “căn hộ cao cấp” hoặc “nhà riêng”.

Sơ đồ hình thành trong bài này có vẻ hỗn loạn, nhưng mục đích của giai đoạn này là xác định các ý tưởng ở cả 3 mức độ. Khi phiên dịch viên đã hiểu bài, có thể làm dưới dạng bài tập nhóm, cá nhân, hoặc bài tập về nhà với các bài dịch khác. Sơ đồ do cá nhân hay nhóm lập nên được chia sẻ và so sánh, qua đó sẽ phát hiện ra nhiều chủ đề mới. Giảng viên vẫn phải hướng dẫn để phiên dịch viên không đi lạc đề quá xa. Phiên dịch viên cần sáng tạo, chứ không phải xao lãng. Cuối cùng, phải nhớ rằng quá trình này mất nhiều thời gian.

Bước 6. Khi đã xác định đủ ý tưởng, phiên dịch viên cần phân loại sơ đồ. Ví dụ, các đề tài về bất động sản có thể được chia thành 3 nhóm: tài chính, những người tham gia quá trình mua bán, và địa điểm. Nên cố gắng tránh việc liệt kê hoạt động theo thời gian (vi dụ đầu tiên là việc này xảy ra, rồi đến việc kia…), mà tập trung vào các chủ đề chính. (Chúng tôi sẽ đưa ra ví dụ về việc phân loại chủ đề trong một bài tập về sau).

Untitled

Tăng khả năng hiểu bài (nghe/nhìn hiểu)

  1. Mục đích
  2. Thảo luận, bối cảnh và hình thức của bài.
  3. Tạo sơ đồ thể hiện cách hiểu bài.
  4. Mục tiêu
  5. Xác định các yếu tố bên ngoài (bối cảnh).
  6. Bước đầu xác định cấu trúc nội tại của bài ( nội dung và hình thái ngôn ngữ).
  7. Tăng tự tin để nhớ bài gốc.
  8. Tập phân tích ý nghĩa bên trong thông qua các yếu tố ngôn ngữ bên ngoài.
  9. Tăng tự tin về khả năng phân tích ý nghĩa.
  10. Tập đánh giá khả năng viết bài gốc chính xác và hoàn chỉnh của người khác.
  11. Tăng tự tin về khả năng hiểu bài khi thảo luận về bài tập của mình với nhóm.
  12. Tập đánh giá sản phẩm dịch về sự chính xác và đầy đủ.
  13. Tập kỹ năng phản hồi thông qua thảo luận về sản phẩm dịch và sơ đồ với các bạn và giáo viên
  14. Trao đổi

Hoạt động lập sơ đồ thứ hai, dùng để tăng khả năng hiểu, dựa trên sơ đồ tìm ý tưởng từ hoạt động trước. Tiếp tục xử lý ba vấn đề trong cấu trúc của một bài:  (chủ đề, sự kiện, tương quan); bối cảnh (hoàn cảnh, phong cách, mục đích); và hình thái (từ vựng và các yếu tố ngôn ngữ).

Bước 1. Sau khi hoàn thành tìm ý tưởng, phiên dịch viên xem bài đã được chọn, “Tôi mua nhà,” tìm nội dung và bối cảnh.

Bước 2. Lập sơ đồ mới thể hiện chủ đề, đề tài, và tương quan trên thực tế (nội dung) cũng như hoàn cảnh, phong cách, mục đích (bối cảnh). Khi đã hiểu cách làm, phiên dịch viên có thể làm theo nhóm nhỏ, và lặp lại hoạt động nhiều lần cho đến khi hoàn thành sơ đồ. Việc này không chỉ tạo một sơ đồ hình ảnh cho bài, mà còn giúp phiên dịch viên nhớ lại và sắp xếp, tăng tự tin về trí nhớ và khả năng hiểu sự kiện, và thảo luận với nhóm (Sơ đồ 2A và  2B là 2 ví dụ khác nhau của cùng một quá trình ở giai đoạn này).

Bước 3. Xem lại băng video.

Bước 4. Mở rộng sơ đồ, bảo đảm rằng thông tin về nội dung và bối cảnh được thể hiện đầy đủ. Lặp lại đến khi sơ đồ khá hoàn chỉnh.

Bước 5. Khi thấy sơ đồ đã hoàn thiện, phiên dịch viên bắt đầu phân loại các khái niệm (xem Sơ đồ 3)

Bước 6. Khi sơ đồ đã được phân loại, phien dịch viên có thể tập trung vào phần hình thái (tính chất ngôn ngữ và từ vựng). Phiên dịch viên xác định hoặc nhớ lại các yếu tố ngôn ngữ dùng trong bài. Trong bài ví dụ, các yếu tố này bao gồm sử dụng quãng cách để mô tả nhà riêng, nhà liền kề, hay căn hộ; sử dụng từ chỉ loại để mô tả các cửa sổ; và dùng mô phỏng hội thoại để mô tả quá trình đàm phán giá. Giảng viên cũng nên tập trung vào các từ vựng mới mà phiên dịch viênchưa biết. các yếu tố này có thể được đưa vào sơ đồ 3.

Bước 7. Lặp lại quá trình đến khi sơ đồ được hoàn thiện.

Kể lại: Xây dựng lại các bài có sẵn

  1. Mục đích
  2. Phiên dịch viên dùng hình dung của cá nhân để kể lại bài có sẵn, bao gồm đủ nội dung và nghĩa của bài gốc.
  3. tập đánh giá độ chính xác và hoàn chỉnh của ngôn ngữ.
  4. Mục tiêu
  5. tăng tự tin vào khả năng kể lại.
  6. tăng tự tin vào khả năng hiểu (mỗi lần xem một người khác kể chuyện, phiên dịch viênsẽ tăng khả năng hiểu).
  7. tập truyền tải ý nghĩa bên trong thông qua đặc điểm ngôn ngữ bên ngoài.
  8. tập đánh giá độ chính xác và hoàn chỉnh của bài kể
  9. tập đánh giá bài của người khác.
  10. tăng tự tin khi phân tích ý nghĩa.
  11. tăng tự tin về ghi nhớ bài gốc
  12. tập phân tích ý nghĩa bên trong dựa trên đặc điểm ngôn ngữ
  13. tiếp tục tập luyện lập sơ đồ. (phân tích nghĩa và hình thái ngôn ngữ)
  14. tập kỹ năng nhận xét thông qua thảo luận về bài kể và sơ đồ với các bạn khác.
  15. Thảo luận

Tổng kết lại, phiên dịch viên đã hoàn thành hai hoạt động đầu tiên, tìm ý tưởng và tăng khả năng hiểu bài. Phiên dịch viên đã có một sơ đồ về nội dung, bối cảnh, và hình thái ngôn ngữ (Sơ đồ 3). Sau đó tiếp tục sang bước tiếp theo – kể lại. Đây vẫn là hoạt động trong cùng ngôn ngữ, yêu cầu phiên dịch viên kể lại bài gốc theo cách của họ.

Bài tập kể lại sẽ hiệu quả nhất nếu phiên dịch viên không được xem lại bài gốc (băng video). Như vậy họ bắt buộc phải kể một bài với cùng một ý nghĩa, nhưng sử dụng khả năng hình dung và kỹ năng của chính mình để thể hiện. Như vậy giúp họ nhập tâm và biết cách điều khiển bài kể của mình.

Bước 1. Chỉ sử dụng sơ đồ của mình (hoạt động số 2), phiên dịch viên chuẩn bị bài trình bày bằng NNKH của mình, bảo đảm rằng có đủ nội dung, bối cảnh và các yếu tố ngôn ngữ. Phiên dịch viên chuẩn bị một sơ đồ để thể hiện cấu trúc trình tự của bài kể của mình.

Dựa trên các sơ đồ có từ trước, đến giai đoạn này sơ đồ sẽ liệt kê từng yếu tố, chủ đề, … theo trình tự mà phiên dịch viênđịnh dùng để kể lại. Dùng bài “mua nhà” làm cơ sở, một phiên dịch viêncó thể lập trình tự bài như sau:

  1. mô tả căn hộ
  2. mô tả địa điểm
  3. giải thích tại sao căn hộ này là lý tưởng cho người mua
  4. mô tả các thủ tục tài chính khó khan.

Một phiên dịch viên khác có thể tập trung vào khía cạnh trình tự thời gian, như sau:

  1. căn hộ được rao bán
  2. người mua tìm cách mua ngay
  3. các vấn đề khi đàm phán.

Untitled

Untitled

Untitled

Sơ đồ thứ tự như vậy phải được soạn cho toàn bộ bài.

Bước 2. Khi cấu túc nội tại của bài đã có, phiên dịch viên có thể tập trung vào phần ngôn ngữ thể hiện bài kể. Bên cạnh mỗi phần của sơ đồ thứ tự, phiên dịch viên nên giải thích các yếu tố từ ngữ có thể được dùng để kể lại. Ví dụ một phiên dịch viên có thể dùng từ chỉ loại để mô tả các tính chất của căn hộ:

CĂN HỘ, CỬA SỔ +  +  +    CỬA SỔ-LỚN,  ĐẤY, ĐẤY, ĐẤY, ÔI.

Một người khác có thể chọn mô tả nó bằng từ vựng, và tăng nhấn mạnh bằng cách dùng biểu cảm nét mặt thay vì từ chỉ loại.

CĂN HỘ CÓ NHIỀU CỬA SỔ+ +,MẶT TRỜI, ÁNH SÁNG, HOÀN HẢO!

Hai bài này thể hiện cách hiểu của mỗi người về mô tả cửa sổ trong bài gốc. Một người hiểu rằng lợi ích của nhiều cửa sổ là có nhiều ánh sáng, người khác chỉ nói về số lượng cửa sổ, để người xem tự suy ra sự quan trọng của việc có nhiều cửa sổ. Một người khác có thể nói về việc có tầm nhìn từ cửa sổ.

Bước 3.  Khi phiên dịch viên đã chuẩn bị xong sơ đồ cho bài kể lại, họ luyện tập kể cho đến khi có thể kể một cách trơn tru. Sau đó phiên dịch viên trình bày bài cho người khác. Bài tập này sẽ cho thấy sự đa dạng trong cách hiểu cùng một bài. Khi phiên dịch viên thấy những sự khác nhau, họ có thể thảo luận về sự phù hợp của từng cách hiểu:

  • Cách nào gần với bài gốc hơn, tại sao?
  • Cách nào quá tổng quát, hoặc quá chi tiết, tại sao?
  • Những hiểu ngầm nào của người kể đã có ảnh hưởng đến cách họ kể lại bài?

Kiểu luyện tập này giúp phiên dịch viên tăng khả năng hiểu bài gốc ở mức độ ý nghĩa chính. Phiên dịch viên thường ít khi bàn về việc tại sao họ chọn một ký hiệu nào đó, thay vào đó họ thường bàn về sự hiệu quả của việc dùng từ chỉ loại thay cho ký hiệu từ vựng để truyền tải thông tin, cách nào thể hiện sự nhấn mạnh tốt hơn, hay cách nào hiệu quả hơn cho mỗi phong cách kể nhất định.

Một lợi ích của việc kể lại từ sơ đồ là phiên dịch viên thấy có nhiều cách kể phù hợp khác nhau, và nhận ra rằng rằng có nhiều hơn một cách để truyền tải chính xác cùng một thông điệp. Việc này giúp họ thoát khỏi cách nghĩ hạn hẹp rằng “nếu người nói dùng ký hiệu này, tôi sẽ phải nói từ đó” và giúp họ có cách hiểu rộng hơn về  bài gốc.

Bước 4. Sau khi phiên dịch viên đã kể lại bài, sẽ dễ dàng đánh giá độ chính xác. Bài kể lại được so với: 1) sơ đồ của chính phiên dịch viênxem họ có kể đầy đủ những thông tin họ dự định kể không; và 2) sơ đồ bài gốc của họ (hoạt động #2) để xem họ có nêu đầy đủ những điểm từ bài gốc mà họ dự định nêu không. (Đánh giá độ tương đồng bằng cách so sánh 2 sơ đồ sẽ được thảo luận sau).

Lập sơ đồ trong các bài tập chuyển ngữ

Biên dịch

Khi phiên dịch viên đã thành thạo việc lập sơ đồ để hiểu và kể lại trong cùng ngôn ngữ, đến lúc họ chuyển sang hoạt động chuyển ngữ. Như đã nhấn mạnh, phiên dịch viên sẽ phải tập nhiều lần, trên nhiều bài trong một thời gian, để nhập tâm từng bước trong quá trình phân tích ý nghĩa. Khi đã thành thạo kỹ năng lập sơ đồ trong cùng một ngôn ngữ, cả tiếng Anh và NNKH, họ có thể tập trung vào việc chuyển những ý nghĩa đó từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Trong phần này chúng ta thảo luận quá trình chuyển từ truyền tải trong cùng ngôn ngữ sang chuyển ngữ, và phác thảo quá trình chuyển từ biên dịch sang dịch song song.

  1. Mục đích: phiên dịch viên có được bài dịch chính xác và đầy đủ dựa trên sơ đồ của bài gốc.
  2. Mục tiêu
  3. xem lại sơ đồ của bài gốc NNKH và xem lại sơ đồ kể lại của học viên.
  4. phân tích trình tự và cấu trúc nội dung hiệu quả nhất để trình bày thông điệp trong ngôn ngữ đích.
  5. phân tích các yếu tố ngôn ngữ hiệu quả nhất thể trình bày bản dịch.
  6. tăng tự tin về kỹ năng ghi nhớ, phan tích, nhận xét, và trình bày.
  7. Thảo luận

Giảng viên có thể dùng cách lập sơ đồ để giúp chuyển từ kể lại trong cùng ngôn ngữ sang chuyển ngữ bằng hai cách. Thứ nhất, phiên dịch viên có thể dịch bài gốc với sơ đồ đã được tạo ra trong hoạt động #2; thứ hai, phiên dịch viên có thể dịch bài kể lại của họ với sơ đồ trong hoạt động #3. Một lần nữa, mục đích phần này là để dẫn dắt phiên dịch viên đi từng bước một, tăng dần kỹ năng dựa trên các bước trước đó. Một cách để đạt được điều này là đi theo đường xoáy trôn ốc, và dùng lại những bài đã làm. Phiên dịch viên bắt đầu dịch những bài họ đã hiểu rõ ý nghĩa và đã lập sơ đồ. Như vậy họ chỉ phải tập trung vào việc dịch và không phải lo việc tìm hiểu ý nghĩa và kể lại. Yêu cầu phiên dịch viên vừa hiểu bài, vừa dịch và kể lại trong cùng một bước quá nặng ngay giai đoạn đầu sẽ không hiệu quả; thậm chí chỉ phối hợp 2 bước vào một cũng đã làm bài tập khó khăn. Việc liên tục thêm từng bước một giúp phiên dịch viên thấm nhuần từng bước, để khi tiếp túc sang bước tiếp theo họ cảm thấy tự tin về khả năng của mình.

Ở giai đoạn này phiên dịch viên vẫn không nên xem lại bài gốc mà tiếp tục dùng sơ đồ. Việc này giúp họ tránh được lỗi bỏ qua sơ đồ, quay lại xem ký hiệu mà không dựa vào ý nghĩa chính.

Bước 1. Dùng sơ đồ của bài gốc (hoạt động #2), phiên dịch viên đánh giá các khái niệm, cấu trúc và hình thái ngôn ngũ họ đã phác thảo ra khi chúng xuất hiện trong NNKH

Bước 2. Phiên dịch viên soạn một sơ đồ trình tự của bài gốc (sơ đồ 4A, Cột 1). Sơ đồ này thể hiện trình tự thật của bài gốc “mua nhà”.

Bước 3. Phiên dịch viên phân tích các yếu tố ngôn ngữ gắn với từng bước trong sơ đồ trình tự. (Trong bài Mua nhà, các yếu tố ngôn ngữ có thể giống sơ đồ 4A, Cột 2.) Trong đoạn bài được lập sơ đồ ở đây, người kể bằng ký hiệu dùng khoảng cách để mô tả tại sao họ thích vị trí của căn hộ. Người kể mô tả hai khu vực, mô tả lợi ích của từng khu. Người dịch vừa kể vừa phối hợp cùng biểu hiện trên mặt. Việc kết hợp này làm tăng sự nhấn mạnh, thu hút sự chú ý của người xem. Sau đoạn này, người kể chuyện kể tiếp rằng anh ta đọc báo và tìm thấy một căn hộ trong chính khu vực này. Anh tiếp tục dùng khoảng cách để nhấn mạnh và mô tả chi tiết, nhưng chuyển sang một kiểu mô tả khoảng cách khác. Anh dùng mô phỏng hành động và diễn thuyết để thể hiện việc làm và suy nghĩ. Mỗi phần trong sơ đồ thứ tự sẽ được phân tích để tìm ra các yếu tố ngôn ngữ phù hợp đi kèm.

Untitled

 Untitled

Bước 4. Khi sơ đồ đã xong, phiên dịch viên có thể thực hiện bài dịch. Khi làm bài “Mua nhà”, bài dịch có thể bằng tiếng Anh viết. Mục đích của bài dịch viết là nhằm tập trung vào phong cách ngôn ngữ, từ vựng và cấu trúc nội dung cơ bản (ví dụ như trình tự thời gian, so sánh, từ chỉ hành động). Hoặc có thể chuyển thẳng sang tiếng Anh nói, tập trung vào âm sắc, trọng âm, ngữ điệu… cũng như cấu trúc. Khi đã chuẩn bị xong, phiên dịch viên luyện tập và trình bày (giống bài tập trước).

Bước 6. Đánh giá mức độ chính xác và hoàn chỉnh của bài trình bày. Việc này có thể làm được bằng cách so sánh sơ đồ của bài trình bày với sơ đồ đã được dùng để chuẩn bị (từ hoạt động #3).

Một biến thể của hoạt động này là để phiên dịch viên chuẩn bị bài dịch từ sơ đồ của hoạt động #3 của chính họ, khi kể lại bài gốc. Khi đã chuẩn bị và trình bày bài dịch, sẽ rất có lợi nếu phiên dịch viên so sánh các bài dịch của họ dựa trên bài gốc, và bài dịch dựa trên bài kể lại của chính mình. So sánh này giúp chỉ ra những nội dung đã bị mất, nội dung còn giữ được, và những điểm phiên dịch viêncần tập trung nỗ lực. Những phiên dịch viênđã hoàn thành sơ đồ chính xác từng giai đoạn sẽ có một bài dịch rõ ràng, có cấu trúc, và chính xác, mặc dù những bài đó có thể có hình thức ngôn ngữ rất khác nhau. Phiên dịch viên với sơ đồ lệch khỏi sơ đồ ban đầu sẽ có những lỗ hổng trong bài dịch và các chủ đề hay chi tiết có thể hoàn toàn bị mất hoặc bị biến dạng. Việc phân tích này giúp nhận thức rõ hơn về dịch có hiệu quả.

Bước chuyển từ việc kể lại trong cùng ngôn ngữ sang phiên dịch chuyển ngữ luôn là bước khó khăn cho học viên. Dùng sơ đồ, phiên dịch viêncó thể chuyển theo từng bước một, luôn dựa vào ý nghĩa căn bản để hiểu thông điệp và chuyển ngữ. Tuy nhiên qui trình này còn bám theo cấu trúc bề nổi của ngôn ngữ, giúp phiên dịch viêncảm nhận được cách sử dụng ngôn ngữ để truyền tải ý nghĩa. Trong phần tiếp theo chúng ta sẽ xem xét sự chuyển đổi từ biên dịch sang dịch từng đoạn bằng công cụ lập sơ đồ.

Đánh giá nội dung 3:

  1. Hãy phân tích lập sơ đồ nội dung
  2. Việc chuyển ngữ được tiến hành như thế nào?
  3. Phân tích quá trình đánh giá chất lượng dịch.

PHỤ LỤC 1

Tôi mua nhà – chuyện kể của Clayton Valli

Cuốn băng này được làm với ngân sách từ Bộ Giáo dục của Mỹ, trong một chương trình tài trợ cho Khoa Ngôn Ngữ và Phiên Dịch của Đại học Gallaudet có tên gọi “Đào tạo Phiên dịch cho Người Điếc”. Bài viết này ghi lại lời dịch đi kèm với cuốn băng.

Không lâu trước đây tôi đã mua một căn hộ, mà trước đó không hề có ý định mua. Tôi tự làm mình ngạc nhiên với việc đó, và sẽ kể cho các bạn nó diễn ra như thế nào.

Tôi sống ở khu vực nội thành thủ đô Washington đã 10 năm, và trong thời gian đó đã thấy rất nhiều loại nhà ở: nhà riêng, nhà liền kề, căn hộ cao cấp. Tôi đã nói chuyện với các bạn về nhà họ mua và có đôi chút cảm nhận về thị trường, những loại nhà rao bán, nói chung là những loại nhà ở có bán hiện nay và thị trường nói chung.

Khi đi lại trong thành phố tôi cũng đã từng đi xem một số ngôi nhà đang rao bán, để cho biết, và có một con phố tôi đặc biệt thấy thu hút. Tôi không biết liệu có bao giờ tôi mua nổi một căn nhà ở phố đó, hoặc có bao giờ có nhà bán ở đó. Nhưng con phố vẫn thu hút tâm trí tôi sau khi ra về.

Tôi tiếp tục đi ngắm nhà hoặc chỉ đi xem nhà rao bán cho vui, để hiểu rõ thành phố hơn, và có lẽ tìm một khu vực để cuối cùng ở lâu dài. Tôi cũng xem báo để xem những nhà được quảng cáo. Một hôm tôi thấy một căn hộ được rao bán trong mức giá mình mua được, tôi nghĩ chưa biết thế nào, cứ đi xem.

Tôi lái xe đến địa chỉ trong báo. Khi đến nơi tôi nhận ra nó là con phố tôi đã từng đến, con phố tôi luôn nhớ đến. Đó là dấu hiệu đầu tiên. Khi đến xem căn hộ, tôi thấy nó đẹp và rất thích. Vậy là khả năng trở nên ngày càng thật.

Tôi nói chuyện với người môi giới và hỏi “Xem nào, giá bán thực sự của căn hộ này là bao nhiêu?”. Anh ta – hay cô ta – nói giá và tôi nói “Thực ra tôi có thể trả  được giá này, nhưng muốn bớt đi một chút. Anh có thể hỏi người chủ xem họ có sẵn sàng giảm 10 nghìn?”. Người môi giới không tin có thể được nhưng nói họ sẽ thử.

Vậy là tôi đợi người môi giới trả lời, và cuối cùng họ cũng liên lạc lại. Và không ngờ, người bán sẵn sàng giảm 10 nghìn. Tôi không thể tin nổi! Vậy là lúc đó, tôi phải hít một hơi dài và nghĩ, xem nào, việc này thực sự sẽ diễn ra. Không chỉ có vậy, lãi suất đang thấp đến khó tin – chỉ 7 phần trăm. Bạn biết đấy, lâu nay lãi suất luôn cao hơn 10% – 11, thậm chí 12 phần trăm. Và tôi không chắc, bạn cũng biết đấy, liệu có bao giờ có được một cơ hội giá tốt như thế này nữa không? Họ đồng ý giảm 10 nghìn, lãi suất đang thấp đến khó tin, tôi không biết mình có thể bỏ qua được không. Vấn đề duy nhất là lúc đó tôi đang đi học lấy bằng tiến sĩ. Vì vậy tôi thực sự chưa sẵn sàng cho việc này, nhưng tôi quyết định mình không thể bỏ qua cơ hội. Vì vậy tôi nói cứ tiến tới và thực hiện.

Khi đã quyết định, tôi phải làm việc với ngân hàng. Vậy nên tôi liên lạc với ngân hàng, họ thẩm định căn hộ và phê duyệt, và sau đó họ kiểm tra tín dụng, một việc tôi không thể tin nổi – họ kiểm tra đến từng xu trong tín dụng của tôi trong vòng hai, ba năm trước. Họ xem tất cả thẻ tín dụng, hóa đơn, mọi thứ.

Vậy là tôi phải vượt qua quá trình tín dụng, và mọi việc đã xong, mọi việc đã được phê duyệt. Tôi đã sẵn sàng, trừ khoản nợ xe ô tô. Ngân hàng nói tôi còn 5 tháng trong khoản nợ tiền xe, và bây giờ phải trả hết một lần. Tôi tính xem tổng là bao nhiêu, và đó là một khoản khá lớn. Và tôi không có bằng ấy tiền. Tôi liên lạc với mẹ và chị, và cả nhà cùng đóng góp. Nhưng như vậy vẫn chưa có đủ. Tôi không thể tin được là cả người môi giới thuê nhà của tôi cũng góp phần và còn giúp tôi đi trả tiền. Vậy là tôi đủ khả năng trả hết món nợ tiền ô tô.

 

Vậy là tôi thu xếp xong việc đó, trả nợ cho ô tô, và mọi việc sẵn sàng. Vấn đề duy nhất là người chủ cũ vẫn sống trong căn hộ đó, và tôi phải đợi họ dọn ra, cảm giác như phải đợi mãi mãi. Cuối cùng, hai tháng sau lần đầu tiên xem nhà, tôi dọn vào ở, và các bạn tôi rất tuyệt – họ giúp chuyển tất cả đồ đạc để tôi có thể ổn định chỗ ở và quay lại việc học tiến sĩ. Tôi dọn vào căn hộ của mình, và hoàn thành việc học. Tất cả đều hoàn tất.

THỰC HÀNH

Chọn một văn bản khoảng 2 trang về một chủ đề giáo dục;

Phân tích văn bản theo các bước đã hướng dẫn;

Đóng vai thực hiện dịch:

Có thê chia theo nhóm, mỗi nhóm dịch một đoạn, các nhóm khác quan sát và đưa ra nhận xét.

Tài liệu tham khảo:

  1. Anderson-Inman, , and L. Zeitz. 1993. Computer-based concept map­ ping: Active studying for active learners. The Computing  Teacher, Au- gust/September,  6-10.
  2. Buying a condo. 1993. Produced by Gallaudet University, Washington, D.C. Videocassette.
  3. Collins, A. M., and M. Ross Quillian. 1969.Retrieval time from semantic memory. Journal of Verbal Learning and Verbal Behavior 8: 240- 47.
  4. Hatch, E. 1992. Nội dung and language education. Cambridge: Cambridge University Press.
  5. Hatim, B., and 1. Mason. Nội dungand the translator. London/New York: Longman.
  6. Larson, M. 1984. Meaning-based translation:A guide to cross-language equivalence. Lanham, Md.: University Press of America.
  7. Nida, E. A. 1964. Toward a scienceof translating with specialreference to principlesand procedures involved in Bible translating. Leiden: E. J. Brill. The nature of dynamic equivalencein translating. Babel 23,no. 3.
  8. Isham, William    1986. Vai trò của phân tích thông điệp trong công tác phiên dịch.
  9. Oller, J. W, Jr. 1979. Language tests at school.New York:Longman.
  10. Roberts, R. 1993. Student competencies in interpreting: Defining, teaching, and evaluation. In Proceedingsof the ninth national convention, Conference of Interpreter Trainers, ed. E. A. Winston.
  11. Schultz,J. M. 1991. Mapping and cognitive development inthe teaching of foreign language writing. The French Review 64, no. 6 (May): 978-88.
  12. Seleskovitch, D. 1978. Interpretingfor international conferences:Problems of language and communication. Washington, D.C.: Pen and Booth.
  13. Voice-to-sign interpreting practice: Living fully. 1994. Produced by Sign En­hancers, Salem, Ore. Videocassette.

Trang Web

  1. http://Bible.is/Deaf
  2. http://books.google.com/books?id=LwxzAwAAQBAJ&pg=RA2-PR64&lpg=RA2-PR64&dq=%22deaf+synagogues%22&source=bl&ots=XW6ZkykEAC&sig=gt8chZW2RFbHI4MD1Fd6jpTCv68&hl=en&sa=X&ei=OCiSU-rQJYnLsQTm2oKIBw&ved=0CEMQ6AEwBQ#v=onepage&q=%22deaf%20synagogues%22&f=false
  3. http://deafnetwork.com/wordpress/blog/2011/06/20/jdrc-salutes-conservative-judaisms-ruling-to-include-deaf-jews-as-equals/
  4. http://ohsoez.com/churches/churchtitle.htm
  5. http://pink.deafinc.org/about.html
  6. http://skokie.patch.com/listings/hebrew-seminary-of-the-deaf
  7. http://www.actiononhearingloss.org.uk/news-and-events/all-regions/press-releases/banks-face-massive-payouts-to-deaf-customers.aspx
  8. http://www.deafrad.org/
  9. http://www.dwu.org/#!about_us/csgz
  10. http://www.glbtq.com/social-sciences/deaf_culture,2.html
  11. http://www.hebrewseminary.org/contact_us.aspx
  12. http://www.jwi.org/page.aspx?pid=3312#sthash.YCGDTeU8.dpuf
  13. http://www.lgbtdiversity.com/organisations.aspx?title=other_lgbt_organisations
  14. http://www.nbda.org/content/about-us
  15. http://www.npr.org/blogs/alltechconsidered/2013/05/12/183218751/new-closed-captioning-glasses-help-deaf-go-out-to-the-movies

 

Kiến thức chung về giáo dục trẻ điếc